Nghiên cứu sinh Lê Phương Thảo bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 04/12/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Phương Thảo, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam".
Thứ tư, ngày 20/10/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển                                                              Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Lê Phương Thảo                                                      Mã NCS: NCS39.08PT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thành Hưởng, TS. Tống Thành Trung
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Luận án xây dựng được khung lý thuyết về tác động của sự thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động với sự thay đổi công nghệ được tiếp cận khác so với các nghiên cứu trước đây, đó là đo lường dưới các góc độ: i) thay đổi công nghệ ngoại sinh – việc các doanh nghiệp trong ngành mua công nghệ bên ngoài và ii) thay đổi công nghệ nội sinh - hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D. Hơn nữa, nghiên cứu còn xem xét việc mua công nghệ với các nguồn gốc khác nhau như mua công nghệ từ hoạt động nhập khẩu và mua công nghệ trong nước. Với công nghệ nước ngoài, nghiên cứu đánh giá và so sánh vai trò của mua công nghệ từ các nước phát triển và đang phát triển. Ngoài ra, nghiên cứu so sánh giữa mua công nghệ tiên tiến hoặc lạc hậu tác động đến CDCCLĐ? Một khía cạnh khác nữa là mua công nghệ khi kết hợp với hoạt động R&D của các doanh nghiệp trong ngành thì sẽ tác động tốt hơn hay không so với việc chỉ sử dụng 1 trong 2 cách thay đổi công nghệ. 
- Luận án tiến hành đo lường CDCCLĐ trong ngành CNCBCT Việt Nam bằng chỉ số Lilien để đánh giá quá trình chuyển dịch giữa các ngành cấp 2 trong ngành này. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

- Luận án cho thấy công nghệ mà các doanh nghiệp mua cho dù là trong nước hay nước ngoài thì hơn 70% là những máy móc có tuổi đời từ 10-20 năm. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D còn ở mức thấp và kinh phí thực hiện chủ yếu là nguồn tự có của doanh nghiệp (chiếm 75%), sự hỗ trợ của Nhà nước chưa cao (chiếm 16 %).  
- Luận án đưa ra kết quả việc mua công nghệ nói chung thúc đẩy CDCCLĐ toàn ngành CNCBCT Việt Nam, cho nhóm ngành sử dụng công nghệ cao và thấp; trong khi có kết quả ngược lại với ngành công nghệ trung bình. 
- Luận án đã đưa ra kết quả cho thấy việc mua công nghệ ở các nước phát triển đang kìm hãm quá trình CDCCLĐ. Tuy nhiên, mua công nghệ tiên tiến hiện đại và mua công nghệ kết hợp hoạt động R&D có tác động thúc đẩy CDCCLĐ. 
- Luận án cho thấy kết quả của quá trình CDCCLĐ là lao động có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực với sự gia tăng tỉ trọng lao động trong nhóm ngành sử dụng công nghệ cao và giảm ở nhóm ngành sử dụng công nghệ thấp và theo hưởng sử dụng lao động có TĐCMKT ngày càng cao. 

----------------------------
THE CONTRIBUTIONS OF THE PHD DISSERTATION

Dissertation title: The impact of technological change on structural change of labor in Manufacturing Industry of Vietnam
Major: Development Economics                    Code: 9310105
Candidate: Le Phuong Thao                                                    PhD Candidate code: NCS39.08PT
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Vu Thanh Huong, Dr. Tong Thanh Trung
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

- The dissertation has developed a theoretical framework on the impact of technological change on labor transformation with research approaches differently from previous studies, with measuring the change of technology from following aspects: i) exogenous technological change – the purchase of external technology and ii) endogenous technological change - R&D activities. Furthermore, the study examines external technology acquisition from different sources such as imported technology or technology acquisition from domestic companies, universities and reseach institutions. For foreign technology acquistion, the study evaluates and compares the role of technology purchases from developed and developing countries. In addition, the dissertation compare the effect of high and low technology on the structural change of labor. Another aspect is that the combination of technology acquistion and  R&D activities of enterprises will have a better impact than using only the former or the latter.
- The thesis has used Lilien index to assess the structural change of labor among the second sub-sectors in Manufacturing Industry in Vietnam.

New points from research results of dissertation

The research proves experimentally, specifically:
- Irrespective of technology purchased from domestic or foreign countries, more than 70% of technology is from 10 to 20 years. In addition, the number of enterprises having R&D activites has been still small and the budget is mainly from enterprise capital (accouting for 75%) while this from the State is not high with approximately 16%.
- The general technological change has had a positive impact on structural change of labor in Manufacturing Industry of Vietnam, high and low technology sectors while this impact is negative in medium technology one. 
- The technology exported from developed countries has a negative impact on the structural change of labor. In contrast, high technology acquisition and the combination of purchasing technology and R&D activities have promoted the labor transformation.
- The result of labor transformation is that the number of labor tends to move in a positive trend with an increase in the proportion of labors with high education level, the one in the  high – tech sectors while a decrease in the low – tech ones.