Nghiên cứu sinh Lê Thị Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 16/09/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Anh, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng".
Thứ sáu, ngày 14/08/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Sử dụng mô hình toán kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng rau an toàn của người dân Việt Nam trong điều kiện thông tin không đối xứng
Chuyên ngành: Toán kinh tế    Mã số: 9310101_TKT
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Anh
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Luận án nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng trên thị trường rau an toàn (RAT) tại Việt Nam từ góc nhìn RAT là sản phẩm tín hóa, dựa trên lý thuyết phát tín hiệu và lý thuyết thông tin bất đối xứng.  
(2) Luận án giới thiệu và đã ứng dụng thực nghiệm một hệ thống các mô hình trong nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng trên thị trường rau an toàn (RAT) tại Việt Nam. Trong đó, đặc biệt mô hình logit có xếp hạng thứ bậc (ROL) là một mô hình hữu hiệu trong nghiên cứu thị trường bởi khả năng truyền tải được tính giàu thông tin từ số liệu. Ngoài ra, việc sử dụng đồng thời hai phương pháp tham số và phi tham số trong luận án cũng giúp đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. 
(3) Luận án đã nghiên cứu đồng thời vai trò của lòng tin đến cầu, cầu tiềm năng, cũng như mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng đối với RAT. Điều này giúp cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc vận hành quản lý thị trường cũng như thiết kế chính sách nhằm phát triển thị trường RAT đến một mức tối ưu mới.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu  

(1) Người tiêu dùng Việt Nam đang tin tưởng tín hiệu từ doanh nghiệp hơn từ cơ quan quản lý nhà nước. Điều này cho thấy nhà nước cần đặc biệt chú trọng tới việc củng cố lòng tin của người tiêu dùng trong vai trò quản lý thị trường. Bởi vì nếu tín hiệu từ nhà nước về chất lượng sản phẩm là không đáng tin cậy thì bản thân lòng tin vào các tín hiệu từ doanh nghiệp sẽ thiếu căn cứ và dẫn đến sự đổ vỡ của thị trường. Điều này đã được minh chứng minh bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về thị trường hàng hóa có tính bất đối xứng thông tin.
(2) Hiện tại, các tín hiệu “nhãn hiệu nhà cung cấp” và “có ghi địa chỉ sản xuất” đang được tín nhiệm cao từ người tiêu dùng. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các quy định chặt chẽ cũng như có chế tài đủ mạnh để các thông tin về hai tín hiệu này từ doanh nghiệp là đầy đủ và chính xác. Khi phát hiện các sai phạm cố ý, nhà nước không chỉ phạt về tài chính mà còn cần thông tin rộng rãi tới công chúng về doanh nghiệp sai phạm, điều này sẽ giúp răn đe doanh nghiệp trong việc đảm bảo thông tin chính xác và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng đối với quản lý nhà nước. Về phía doanh nghiệp, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thì cần tận dụng công nghệ tiên tiến, phát huy các kênh này một cách hiệu quả để đưa tín hiệu đến được với người tiêu dùng.
(3) Hiện tại, lòng tin của người tiêu dùng vào RAT và cơ quan quản lý nhà nước còn thấp nhưng mức sẵn lòng chi trả cho RAT và mức sẵn lòng mua RAT nếu họ thật sự tin vào sản phẩm còn khá cao, điều này cho thấy tiềm năng thị trường RAT còn rất dồi dào, về khối lượng cũng như về mức giá nếu RAT chiếm được sự tin tưởng của người dân. Do đó, nhà nước cũng như doanh nghiệp có nhiều dư địa chính sách để cùng nhau phát triển thị trường RAT đến điểm cân bằng mới mà tại đó phúc lợi toàn xã hội được nâng cao. 
(4) Trong khi lòng tin của người dân vào tín hiệu của cơ quan quản lý nhà nước còn chưa cao, hệ thống thanh tra giám sát của chính phủ chưa đủ mạnh, người tiêu dùng cần cập nhật thông tin sản phẩm thường xuyên, cần thận trọng hơn khi đặt lòng tin vào các tín hiệu từ doanh nghiệp.
(5) Các kết luận rút ra đối với thị trường RAT có thể áp dụng cho các thị trường các sản phẩm tín hóa có cấu trúc tương đồng như hoa quả an toàn hoặc thực phẩm tươi sống an toàn.

THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Theme of the dissertation: A study of consumers’ behavior in the market for safe vegetables in Vietnam under information asymmetry using mathematical models.
Major:             Mathematical Economics    Code of major: 9310101
PhD candidate:     Le Thi Anh        Code of PhD candidate: NCS37.15TKT
Instructor:         Assoc. Prof. Dr Nguyen Thi Minh
Training Institution:     National Economics University

The new contributions of the thesis 

(1) The thesis  researched on consumers’ behavior in the market for safe vegetables in Vietnam from the view of safe vegetables as a credence goods, based on theory of signaling and theory of asymmetric information.
(2) The thesis introduced and applied a system of experimental models in consumers’ behavior research on the market of safe vegetables. In particular, there is a rank ordered logit model (ROL) which is a very effective model for market research, this is a very new model for market research by the ability to convey rich information from the data. In addition, the thesis used both methods of parametric and non-parametric also helps to ensure the reliability of the obtained results
(3) The thesis studied the role of trust in: demand, potential demand, as well as the willingness to pay of consumers for safe vegetables. This helps provide the scientific basis for the government in operating market management as well as designing policies to develop the market for safe vegetable to a new optimal level.

New conclusions and recommendations from research results

(1) Vietnamese consumers are trusting signals from firms more than government. This finding suggests that strengthening the credibility of the Vietnamese government is crucial for the functioning of the safe food market. Without it, the signals provided by suppliers may be meaningless or misleading in the long term. The signal from the state about the product quality is unreliable, then trust in the signals from the firms will be unfounded and lead to market collapse. This has been proved by many empirical studies in the the world on the market of asymmetric information. 
(2) Currently, the labeling and having address of production signals are gaining high trust from consumers. As such, from the government's standpoint, more restrictions should be imposed so that information on labels and the production address are informative and correct. When intentional violations are detected, the government will not only financially punish but also need to make the public informed about the wrongful firms, which will deter the firms from ensuring accurate information and enhance consumer confidence in the government. From the supply side, a good way to give signals to consumers about a product's safety is to provide the address of the production facility with accompanying details. 
(3) At present, consumers' confidence in RAT and the state management agencies is low but the willingness to pay and the potential demand for RAT if they truly believe in the product are still quite high. This show that the market potential for safe vegetables is still abundant, in terms of volume and price if vegetables gain people's trust. Therefore, the government as well as firms have many policies to develop vegetable market together to a new equilibrium point, at which the welfare of the whole society is improved.
(4) People's confidence in the signals of government is lower than that of firms. Therefore, the consumer should update his information very carefully because unverifiable signals from suppliers may have little value, as the theory of signalling has shown.
(5) The conclusions drawn for the safe vegetable market may apply to markets for credence good with similar structures such as safe fruits or safe fresh foods.