Nghiên cứu sinh Lê Thị Hương Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 05/02/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Hương Lan, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học".
Thứ sáu, ngày 25/12/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên đại học Việt Nam thông qua các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)    Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Hương Lan
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Hoàng Văn Hoa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

i.    Luận án chỉ ra vai trò thúc đẩy của các nhân tố xã hội (bao gồm tương tác với giảng viên đối tác và vai trò “người gác cổng tri thức”) đối với mối quan hệ giữa giữa các nhân tố năng lực hấp thụ tri thức cá nhân và sự tiếp nhận tri thức. Cụ thể, tương tác với giảng viên đối tác tăng cường ảnh hưởng của tri thức chuyên môn và tư duy xã hội hóa tới sự tiếp nhận tri thức. Vai trò “người gác cổng tri thức” tăng cường ảnh hưởng của tri thức chuyên môn và động lực học hỏi nội tại tới sự tiếp nhận tri thức và làm giảm tác động của tư duy xã hội hóa tới tiếp nhận tri thức. Việc khám phá ra các biến điều tiết này giải thích cho sự không thống nhất trong kết quả các nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân tới sự tiếp nhận tri thức, đồng thời cho thấy vai trò quyết định của môi trường xã hội đối với tiếp nhận tri thức.
ii.    Luận án chỉ ra vai trò quan trọng của “người gác cổng tri thức” đối với sự tiếp nhận tri thức về đào tạo của giảng viên thông qua chương trình LKĐTQT: vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc thúc đẩy mối quan hệ giữa các nhân tố cá nhân và sự tiếp nhận tri thức. “Người gác cổng tri thức” chuyển giao tri thức, có hai chức năng quan trọng là “phiên dịch và diễn giải” và “chuyên gia”.
iii.    Luận án đã điều chỉnh và phát triển hai bộ thang đo liên quan tới đánh giá việc tiếp nhận tri thức của giảng viên: thang đo cho sự tiếp nhận tri thức, và thang đo cho nhân tố vai trò “người gác cổng tri thức”. Bộ thang đo cho sự tiếp nhận tri thức dựa trên luận điểm tri thức kỹ thuật bao gồm tri thức mô tả, tri thức bí quyết và tri thức thông hiểu (Garud, 1997). Trong khi đó, thang đo cho vai trò “người gác cổng tri thức” được phát triển dựa vào luận điểm về chức năng “phiên dịch và diễn giải” và “chuyên gia” (Cranefield and Yoong, 2007). 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Một cá nhân cần được hỗ trợ bởi hai yếu tố: năng lực cá nhân và môi trường xã hội để tiếp nhận tri thức hiệu quả. Chú trọng tạo ra một môi trường xã hội nhằm hỗ trợ tiếp nhận tri thức là rất quan trọng. Luận án đưa ra khuyến nghị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học để cải thiện môi trường xã hội và nâng cao năng lực hấp thụ tri thức của giảng viên.
Luận án mở ra hướng nghiên cứu về vai trò thúc đẩy của các nhân tố xã hội đối với mối quan hệ giữa nhân tố cá nhân và tiếp nhận tri thức, gợi ý bổ sung các nhân tố xã hội khác như tổ chức, quản lý. Ngoài ra, luận án gợi ý thêm nghiên cứu để xác định mức độ ảnh hưởng điều tiết của từng vai trò riêng lẻ của “người gác cổng tri thức” và các nghiên cứu khác sử dụng các thang đo được phát triển trong luận án.

--------------------------------------

THESIS CONTRIBUTION
Topic: Factors affecting educational knowledge acquisition of Vietnamese lecturers in international undergraduate joint training programs
Major: Business Management     Code: 9340101
Researcher: Le Thi Huong Lan
Supervisor: Prof. Dr. Hoàng Văn Hoa
Training institution: National Economics University 

Academic contribution 

i.    The thesis proved the mediating role of social factors (including interaction with partner faculty and the role of "knowledge gatekeeper") for the relationship between factors of personal knowledge absorptive capacity and knowledge acquisition. Specifically, interaction with partner faculty enhances the influence of professional knowledge and bisociative cognitive style on knowledge acquisition. The role of "knowledge gatekeeper" enhances the influence of professional knowledge and intrinsic learning motivation on knowledge acquisition and reduces the impact of bisociative cognitive style on knowledge acquisition. This discovery explained the inconsistency amongs results of previous research on the influence of the individual factors on knowledge acquisition, and showed the decisive role of the social environment for knowledge acquisition.
ii.    The thesis showed the important role of the "knowledge gatekeeper" for the acquisition of knowledge of lecturers in international joint-training programs: both direct influence and indirect influence by promoting the relationship between individual factors and knowledge acquisition. The "knowledge gatekeeper" transfers knowledge, has two important functions: "translating and explaining" and "in-house expert".
iii.    The thesis adjusted and developed two sets of measurements: one for knowledge acquisition, and the other one for the role of "knowledge gatekeeper". The measurement for knowledge acquisition based on the concept of technical knowledge including know-what, know-how and know-why (Garud, 1997). Meanwhile, the measurement for the role of "knowledge gatekeeper" was developed based on the argument about the “knowledge gatekeeper” function of "translating and explaining" and "in-house expert" (Cranefield and Yoong, 2007).

Recommendations based on thesis results

To effectively acquire knowledge, an individual needs to be supported by two factors: personal capacity and social environment. Creating a social environment to support knowledge acquisition is very important. The dissertation gave recommendations for the Ministry of Education and Training and universities to improve the social environment and enhance the knowledge acquisition capacity of lecturers.
The thesis suggested a research direction on the mediating role of social factors in the relationship between individual factors and knowledge acquisition, suggesting to supplement other social factors such as organization and management.  In addition, the thesis suggested more research to determine the mediating influence level of each individual role of the "knowledge gatekeeper" and other studies using the measurements developed in the thesis.