Nghiên cứu sinh Lê Thị Lan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 24/04/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Lan, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế: Trường hợp khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa".
Thứ năm, ngày 23/11/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế: Trường hợp khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                              Mã số: 62.34.01.02
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Lan        
Người hướng dẫn: 1.GS. TS Nguyễn Thành Độ;  2. PGS.TS Lê Quang Cảnh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý thuyết marketing địa phương, luận án đã xác định được hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào Khu kinh tế (KKT) đó là (1) Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của chủ doanh nghiệp); (2) Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, chính sách ưu đãi,chi phí đầu vào, thể chế địa phương, môi trường sống, truyền thông, nguồn nhân lực).

Thứ hai, luận án đã phát hiện ra các nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT. Cụ thể, kết quả của hàm hồi qui probit đã mô tả được đặc điểm của khách hàng mục tiêu đầu tư vào KKT là các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn; thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau trọng tâm là các nhóm ngành (i) Công nghiệp nặng, khai khoáng; (ii) Cung cấp, xử lý nước và rác thải, (iii) Dịch vụ vận tải, cảng biển và hàng hải; các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu; Các doanh nghiệp nước ngoài; các doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp là Nam với trình độ từ Đại học trở lên. Đây là nhóm “khách hàng” có xác suất đầu tư cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, luận án kiểm định lại một số giả thuyết và rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp theo thứ tự là: (1) Chi phí đầu vào cạnh tranh; (2) Chính sách ưu đãi; (3) Thể chế địa phương; (4) Vị trí địa lý. Cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài KKT không có sự khác biệt đủ lớn vì vậy chưa có cơ sở để kết luận sự ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Các nhóm nhân tố có ảnh hưởng ngược chiều là Truyền thông và Môi trường sống, có nghĩa là các doanh nghiệp đánh giá các nhân tố này ở bên trong KKT chưa tốt bằng bên ngoài KKT, vì vậy cần phải cải thiện các nhân tố này.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển các KKT Việt Nam, luận án đề xuất ba nhóm giải pháp thu hút đầu tư vào KKT:

Thứ nhất, nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp trong KKT bao gồm: (1) Các doanh nghiệp cần khai thác các lợi thế của KKT để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp; (2) Thành lập hiệp hội các doanh nghiệp trong KKT để hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và các KKT nói chung; (3) Tạo lập cụm liên kết ngành cho các doanh nghiệp trong khu kinh tế.

Thứ hai, nhóm giải pháp đối với các ban quản lý KKT bao gồm: (1) Xác định đặc điểm của “khách hàng mục tiêu” đầu tư vào Khu kinh tế và tìm cách thu hút các doanh nghiệp này; (2) Xác định lợi thế để xây dựng mô hình phát triển đặc thù riêng cho từng khu kinh tế; (3) Liên tục cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và sự phát triển của các doanh nghiệp; (5) Tăng cường công tác truyền thông quảng bá thương hiệu cho các khu kinh tế.

Thứ ba, nhóm giải pháp hoàn thiện các điều kiện nhằm tăng tính hấp dẫn của KKT để thu hút các doanh nghiệp đầu tư bao gồm: (1) Hoàn thiện khung chính sách riêng cho Khu kinh tế và xây dựng thí điểm các Đặc khu kinh tế có thể chế đột phá để thu hút doanh nghiệp đầu tư; (2) Đa dạng hoá phương thức và tăng cường thu hút vốn đầu tư để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế; (3) Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The factors affecting investment decisions of enterprises into economic zones: The case stydy of Nghi Son economic zone, Thanh Hoa province
Major: Business administration                Code: 62.34.01.02
Research student: Lê Thị Lan
Supervisor: Prof., PhD. Nguyễn Thành Độ;  Associate Prof., PhD.Lê Quang Cảnh

Theoretical  and practical contributions

Firstly, based on the study of local marketing, the thesis identified two groups of factors that affect the business owners’ investment decisions into economic zones such as internal factors (characteristics of enterprises, characteristics of business owners) and external factors (economy, social conditions, political and local regulations, and technology).

Secondly, this study found out that the internal factors play an important role in the investment decision of business doers into economic zones. Specifically, the finding from the regression analysis described the characteristics of target customers investing in EZ as medium and large scale enterprises of various categories: (i) heavy industry, mining; (ii) Supply and treatment of water and waste, (iii) Transportation services, seaports and maritime services; enterprises engaged in export activities; foreign companies and the businesses the owners of which earned bachelor degree or post graduate degree. This "customer group” has higher investment probabilities than the others.

Thirdly, the study also reexamined a number of hypotheses and outlined the factors that affect the investment decision of the business doers in the following order: (1) Competitive input costs; (2) preferential rights; (3) local institutions; (4) Geographic location. Infrastructure and human resources inside and outside the EZ do not differ significantly so there is no correlation between them. Factors that have the opposite effect are mass media and living environment. Outside  media and environment are considered to be better than those inside the EZ, therefore changes are needed.

Findings and recommendations

Based on the findings from data analysis, the thesis proposed three solutions used to attract investors into EZs:

Firstly, the solutions for enterprises in EZs including: (1) Enterprises should take advantage of EZ to develop suitable industries and sectors; (2) It is important to establish associations of enterprises inside each EZ to support each other; (3) Creating cluster linkages for businesses in the economic zone.

Secondly, the solution groups for EZ management boards including: (1) Identifying the characteristics of "target customers" investing in the Economic Zone and attract them; (2) Identifying the advantages to develop a model of specific development for each economic zone; (3) Continuing administrative reforms to create favorable conditions for attracting investment and development of businesses.(4) Promoting brand image for economic zones.

Thirdly, it is to improve the attractiveness of the EZ to appeal investment firms including: (1) Completing the policy framework for the Economic Zone and building up typical Special Economic Zones with breakthrough to attract investment enterprises; (2) Diversifying the method and increasing the attractiveness of investment capital to build the infrastructure system for the economic zone; (3) Training human resources to meet the firms’ practical needs.