Nghiên cứu sinh Lê Thị Loan bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 19/08/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Loan chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh: Vai trò của các yếu tố cá nhân và bối cảnh.
Thứ sáu, ngày 15/07/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh: Vai trò của các yếu tố cá nhân và bối cảnh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)    Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Loan     
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thủy

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án này đã có hai đóng góp chính về mặt lý luận. Đầu tiên, bằng cách áp dụng và mở rộng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), nghiên cứu đã khám phá một số yếu tố có vai trò thu hẹp hoặc gia tăng khoảng cách ý định – hành vi trong khởi sự kinh doanh. Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh từ trước đến nay đều tập trung vào nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới ý định này (Schlaegel và Koenig, 2014). Tuy nhiên, những nghiên cứu như vậy làm hạn chế hiểu biết về hành vi khởi sự kinh doanh thực tế. Theo đó, luận án nghiên cứu mối quan hệ ý định – hành vi và các yếu tố (cá nhân và bối cảnh) tác động tới mối quan hệ này. 

Đóng góp thứ hai của luận án là kiểm định tác động của cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi tới hành vi khởi sự kinh doanh thực tế và mối quan hệ tương quan giữa ba tiền tố trong lý thuyết hành vi có kế hoạch. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất: Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như kinh nghiệm kinh doanh, sự hối tiếc đoán định, giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh, môi trường nhận thức về kinh doanh có vai trò thúc đẩy ý định khởi sự kinh doanh chuyển hoá thành hành vi khởi sự kinh doanh thực tế, thu hẹp khoảng cách ý định – hành vi khởi sự kinh doanh. Trong khi đó, các yếu tố khác như lo sợ thất bại, tính cách chủ động và môi trường văn hoá xã hội về kinh doanh lại cản trở quá trình thực hiện những ý định khởi sự kinh doanh này, hay nói cách khác, gia tăng khoảng cách ý định – hành vi trong khởi sự kinh doanh.

Thứ hai: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ngoài ý định khởi sự kinh doanh, cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi là một yếu tố khác có tác động tích cực và trực tiếp tới hành vi khởi sự kinh doanh thực tế. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho ngoài vai trò là yếu tố hình thành nên ý định khởi sự kinh doanh, chuẩn chủ quan và cảm nhận khả năng kiểm soát hành vi cũng có vai trò trong việc thúc đẩy thái độ đối với hành vi khởi sự kinh doanh.

----------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Research topic: Research the relationship between intention and behaviour in entrepreneurship: The role of individual and contextual factors. 
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration)      Code: 9340101
PhD candidate: Le Thi Loan                             
Instructor:  Dr. Nguyen Thu Thuy

Theoretical contributions  

The thesis has made two main theoretical contributions. First, by applying and extending the theory of planned behaviour (TPB), this thesis has explored several factors that play a role in narrowing or widening the intention-behaviour gap in entrepreneurship. Most of the research in the field of entrepreneurship so far has focused on entrepreneurial intention and the factors affecting this intention (Schlaegel and Koenig, 2014). However, such studies limit our understanding of actual entrepreneurial behaviour. Accordingly, the thesis studies the intention-behaviour relationship in entrepreneurship and the factors (individual and context) affecting this relationship.

The second contribution of the thesis is to test the impact of perceived behavioural control on actual entrepreneurial behaviour and the correlation relationship between the three antecedents in the theory of planned behaviour.

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis 

First: The results show that factors such as business experience, anticipate regret, entrepreneurial education, and cognitive environment act as a trigger entrepreneurial intention transforms into actual entrepreneurial behaviour, contributing to bridging the entrepreneurial intention-behaviour gap. Meanwhile, other factors such as fear of failure, proactivity, and the normative environment impede the realization of start-up intentions. In other words, these factors increase the gap between entrepreneurial intention and behaviour.

Second: The research results also show that in addition to the intention to start a business, the perceived ability to control behaviour is another factor that has a positive and direct impact on the actual entrepreneurial behaviour. Besides, the research results also show that in addition to being a factor forming the intention to start a business, subjective standards and perceived ability to control behaviour also play a role in promoting attitudes towards entrepreneurial behaviour.