Nghiên cứu sinh Lê Thị Quỳnh Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 15/06/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Quỳnh Nhung, chuyên ngành Toán kinh tế, với đề tài "Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng giao thông vận tải đến phát triển kinh tế tại Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 16/04/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của hạ tầng giao thông vận tải đến phát triển kinh tế tại Việt Nam
Chuyên ngành: Toán kinh tế                                       Mã số: 9310101_TKT
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Quỳnh Nhung                    Mã NCS: NCS37.019TKT
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Quỳnh Lan, TS. Tống Thành Trung
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Các nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình kinh tế lượng không gian để đánh giá tác động lan tỏa không gian của hạ tầng giao thông Việt Nam chưa có và chưa có nghiên cứu nào phân tích đầy đủ tác động các yếu tố hạ tầng giao thông bao gồm đường bộ, đường thủy, kho bãi hỗ trợ vận tải và đường hàng không, bối cảnh chủ yếu là một khu vực kinh tế nhỏ so với cả nước. Do đó, luận án đã có các đóng góp mới:
(1) Luận án đã phân tích được tác động, bao gồm tác động lan tỏa không gian của vốn đầu tư giao thông tới tăng trưởng kinh tế trên phạm vi cả nước và các khu vực. 
(2) Luận án đã phân tích được tác động, bao gồm tác động lan tỏa không gian của các loại hình vốn đầu tư giao thông tới tăng trưởng kinh tế trong phạm vi cả nước. 
(3) Luận án phân tích được tác động, bao gồm tác động lan tỏa không gian của mật độ đường cao tốc tới tăng trưởng kinh tế trên phạm vi cả nước và các khu vực. 
(4) Luận án sử dụng mô hình dữ liệu mảng kết hợp mô hình dữ liệu mảng không gian, từ đó tăng tính tin cậy cho phương pháp và kết quả ước lượng.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) Tác động trực tiếp và tác động lan tỏa không gian của vốn đầu tư cho giao thông đến tăng trưởng kinh tế là tích cực và có ý nghĩa thống kê, tác động gián tiếp lớn hơn đáng kể so với tác động trực tiếp. Khu vực càng chiếm cơ cấu đầu tư giao thông cao, tác động càng lớn. 
(2) Tác động trực tiếp của vốn đầu tư đường bộ (bao gồm cả đường sắt và đường ống) trên cả nước là lớn nhất, sau đó đến vốn kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải. Tác động lan tỏa không gian và do đó hệ số co giãn tổng hợp của kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải là lớn nhất. Các tác động là tích cực. Tại cấp độ tỉnh, vốn đầu tư đường hàng không chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê, do đó định hướng phát triển đường hàng không cần cho mục tiêu phát triển theo vùng kinh tế bao gồm nhiều tỉnh. Riêng đối với vốn đường thủy, dù tác động trực tiếp là tích cực song tác động lan tỏa không gian là tiêu cực và lớn hơn nhiều so với tác động trực tiếp, do đó tác động tổng hợp là tiêu cực. Điều này cho thấy cần giảm bớt đầu tư đường thủy tràn lan trên các tỉnh / thành, cân nhắc chọn lọc tỉnh đầu tư và cần có sự phối kết hợp đánh giá hiệu quả của nhiều tỉnh cho các dự án đầu tư đường thủy tại một địa phương. 
 (3) Tác động trực tiếp của mật độ đường cao tốc tới tăng trưởng kinh tế trên phạm vi cả nước và các khu vực là chưa có ý nghĩa thống kê song tác động gián tiếp lớn hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê, do đó tác động tổng hợp là tích cực và có ý nghĩa thống kê mạnh mẽ. Các khía cạnh xét tác động của mật độ đường cao tốc tại khu vực Quảng Ninh – Huế đều cao hơn so với tại khu vực Đà Nẵng – Cà Mau. Nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, tác động của đường cao tốc sẽ tăng theo quy mô. Điều này gợi ý định hướng chính sách phát triển mạnh mẽ đường cao tốc trên tất cả các tỉnh / thành trong cả nước.

------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The econometric models assess the impacts of transport infrastructure on economic development in Vietnam
Major:    Mathematical Economics                             No.: 9310101_TKT
PhD student:    Nhung, Le Thi Quynh                      Student number: NCS37.019TKT
Instructor: Dr. Lan, Nguyen Thi Quynh and Dr. Trung, Tong Thanh
Training facility: National Economics University

New academic and theoretical contributions 

Among quantitative studies to assess the effects of Vietnam's transport infrastructure, there has not been any research using spatial econometric models or fully analyzing the impacts of different types of transport including road, railway and pipeline; waterway; warehousing and auxiliary transport activities; airway - study on a small area compared to the whole country. Thus, this thesis has made the following contributions:
(1) The thesis has analyzed impacts, including the spatial spillover effects of transport investment on economic growth, across the country and regions. 
(2) The thesis has analyzed the impacts, including the spatial spillover effects of investment capital for different types of transport on the economic growth, across the country. 
(3) The thesis analyzes the impacts, including spillover effects of highway density on economic growth, across the country and regions. 
(4) The thesis adopts the combination of the panel data models and the spatial models, thereby increasing the reliability of the estimating method and results.

New findings and proposals drawn from the research results of the thesis 

(1) The direct and spillover effects of investment capital for transport on economic growth are positive and statistically significant, with its indirect effects considerably greater than direct ones. The more investment for transport an area receives, the greater the effects it has. 
(2) The direct effects of road investment (including railway and pipeline) across the country is the greatest, followed by investment for warehousing and auxiliary transport activities. However, the spatial spillover effect of warehousing and auxiliary transport activities is higher and therefore, the total elasticity coefficient is greatest. The effects are positive. At the provincial level, the statistical significance of investment capital for airway has not been found, so the development orientation of the airway is not necessary for the development goals of each province/city, that is necessary for the region - which includes many provinces. Regarding capital for the waterway, though its direct impact is positive, its spatial spillover effect is negative and much stronger than its direct impact, so the combined effect is negative. This suggests that, it is necessary to reduce rampant investment in waterway across provinces, consider and select provinces to invest in, and combine the evaluation of multiple provinces effectively for waterway investment projects in one locality. 
(3) Although the direct impacts of highway density on economic growth across the country and regions is not statistically significant, its indirect effects are much more considerable and statistically significant, making the total effect positive and of immense statistical significance. The aspects to evaluate the effects of highway density in the Quang Ninh - Hue area all have higher values than those in the Da Nang - Ca Mau area. The research shows that the impacts of the highway in Vietnam will increase in scale in the current period. This suggests a strong policy direction for highway development in all provinces/cities in the country.