Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 06/02/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường cho NCS Lê Thị Thu Hương, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Quản lý công), với đề tài “Chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc”.
Thứ năm, ngày 07/01/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc
Chuyên ngành: Quản lý công                         Mã số: 9310110_QLC
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Thu Hương              Mã NCS: NCS37.131QLC
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Thị Vân Hoa, TS. Nguyễn Đăng Núi
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở làm rõ mục tiêu và đối tượng thụ hưởng của chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số, luận án đã cụ thể hóa được các chỉ tiêu phân tích kết quả đạt được khi thực hiện chính sách cũng như lựa chọn được ba khía cạnh phân tích tác động của chính sách này là: thay đổi nhận thức, tăng cơ hội có việc làm và tăng thu nhập cho người lao động đã được đào tạo nghề. 
Lựa được chọn mô hình và kiểm định tính phù hợp của việc áp dụng mô hình hồi quy xác xuất để ước lượng ảnh hưởng của đào tạo nghề đến cơ hội việc làm của người lao động khu vực DTTS Tây Bắc và mô hình Mincer với phương pháp điều chỉnh sai số mẫu Heckman để ước lượng ảnh hưởng của đào tạo nghề đến tiền lương của người lao động khu vực DTTS Tây Bắc một cách rõ ràng hơn làm căn cứ đề xuất các chính sách.

2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Những phát hiện chính ở tác động của chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS  khu vực Tây Bắc như: i) đã làm tăng số lượng người học, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như cơ cấu việc làm thời gian qua; ii) góp phần thay đổi nhận thức của xã hội nói chung và người học nói riêng về đào tạo nghề cũng như ích lợi của đào tạo nghề; iii) tăng cơ hội có việc làm cho lao động vì người lao động qua đào tạo nghề có cơ hội việc làm tốt nhất đến 37 tuổi sau đó cơ hội việc làm sẽ giảm dần; iv) tác động tích cực tới  tăng thu nhập của người lao động, nhóm qua đào tạo nghề có tiền lương bình quân cao hơn nhóm chưa qua đào tạo là 33,37%.
Một số tồn tại của chính sách: i) Chưa có chính sách riêng và đặc thù phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc khác nhau và yêu cầu của thị trường lao động khu vực Tây Bắc; ii) một số nghề đào tạo chưa thực sự phù hợp tại vùng dân tộc thiểu số (cơ khí, điện lạnh, hàng, sửa chữa điện thoại đối với nam giới và may mặc, uốn tóc đối với nữ); iii) Các điều kiện tăng tác động tích cực trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động vẫn còn hạn chế.
Các giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực của các chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc bao gồm: i) Tuyên truyền và hỗ trợ chi phí đối với người học nghề; ii) gắn các chương trình đào tạo nghề với các chương trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương; iii) quản trị tốt hơn các cơ sở đào tạo nghề; iv) Đổi mới hoạt động đào tạo nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số; v) khuyến khích vật chất và tinh thần với giáo viên dạy nghề cả quốc lập, dân lập; vi) đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy vi) Khuyến khích doanh nghiệp kết hợp đào tạo nghề và sử dụng người lao động được học nghề.

-------------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
Dissertation: Policies on Vocational Training for Ethnic Minorities in Northwestern Region
Major: Public Administration                            Code: 9310110_QLC
Candidate: Le Thi Thu Huong                        Candidate ID: NCS37.131QLC
Supervisors: Prof.Dr. Tran Thi Van Hoa, Dr. Nguyen Dang Nui
Institution: National Economics University 

1. Academic and theoretical contributions 

On the basis of clarifying the objectives and beneficiaries of the vocational training policy for ethnic minority workers, the thesis concretizes the criteria to analyse the results achieved when the policy was implemented as well as selected three aspects of impacts: changed perceptions, increasing job opportunities and increasing income for workers who have received vocational training.
The dissertation selects the model to test the appropriateness of the probabilistic regression model to estimate the impact of vocational training on job opportunities of workers in the Northwestern ethnic minority area. It also chooses the Mincer model with the Heckman correction to estimate the effect of vocational training on wages of workers in the Northwestern ethnic minority area. This approach provides a more solid basis to propose policies.

2. Findings and recommendations 

Key findings on impacts of the policy on vocational training for ethnic minority workers in the northwestern region inlcude: i) the number of learners has increased, significantly contributing to the shift in labour structure and job structure over the time; ii) the perception of the society and the learners about vocational education and its benefits has changed; iii) the skilled labours enjoy more job opportunities until 37; iv) the income of the trained workers have increased; the average income of the trained is 33.37% higher than that of the non-trained. 
Some drawbacks of the policy: i) there has not been a specific policy dedicated to each and every ethnic minority group and the northwestern labour market; ii) some trained jobs have not been relevant with the ethnic minority groups (mechanics, refridgeration, mobile phone repair as for male workers; garments and hairdressing as for female ones); iii) conditions to increase positive impacts in generating jobs and increasing incomes are still limited.
Solutions to increase positive impacts for policies on vocational training for ethnic minority groups in the northwestern region: i) advocating and providing financial support for the learners; ii) ensuring the alignment between the training programmes and local socio-economic development programmes; iii) improving the management of vocational training institutions; iv) renovating training activities for ethnic minority workers; v) providing material and spiritual incentives for national and people-founded vocational teachers; vi) renewing teaching contents, programs and methods; and vii) encouraging employer engagement in vocational training and recruiting trained workers.