Nghiên cứu sinh Lê Thị Tuyết Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 18/10/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Tuyết Nhung, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam".
Thứ ba, ngày 29/06/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích    Mã số: 9340301
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Tuyết Nhung        Mã NCS: NCS36.086KT
Người hướng dẫn: GS.TS. Đoàn Xuân Tiên, TS. Đoàn Thanh Nga
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Luận án bổ sung cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của cơ quan Kiểm toán nhà nước. Luận án sử dụng đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu và phương pháp nghiên cứu định lượng để xây dựng mô hình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam;
(2) Luận án xác định được 08 nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam từ đó rút ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam, sắp xếp theo mức độ giảm dần, như sau: (1) Kinh nghiệm kiểm toán viên nhà nước; (2) Sự tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước và các hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn; (3) Duy trì tính độc lập của kiểm toán viên nhà nước; (4) Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán và sự tham gia của lãnh đạo; (5) Am hiểu chuyên môn nghề nghiệp và trình độ đào tạo; (6) Vị thế và uy tín của Kiểm toán nhà nước; (7) Tính chuyên nghiệp của kiểm toán viên nhà nước; (8) Sự quan tâm, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các cơ quan trực thuộc Quốc hội, Chính phủ và cơ quan dân cử. 
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án đề xuất khuyến nghị nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam nhằm giúp cho Kiểm toán nhà nước có thêm cơ sở để đưa ra những biện pháp cụ thể và phù hợp để giảm dần các yếu tố làm giảm chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu còn giúp cho các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan dân cử và đơn vị được kiểm toán có thêm cơ sở thông tin đáng tin cậy về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam và vai trò, nhiệm vụ của từng cấp, từng đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam. Khuyến nghị các nhóm giải pháp chính gồm có: (1) Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên nhà nước; (2) Nhóm giải pháp nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của Kiểm toán nhà nước Việt Nam và (3) Nhóm giải pháp nhằm cải thiện môi trường thể chế liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam và một số giải pháp thiết thực khác.
Luận án chủ yếu tập chung nghiên cứu đối với hai loại hình kiểm toán truyền thống là kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ. Đối với kiểm toán hoạt động và kiểm toán môi trường là loại hình kiểm toán tương đối non trẻ tại Kiểm toán nhà nước Việt Nam, đòi hỏi kiểm toán viên nhà nước phải có những kỹ năng phân tích, tổng hợp, vốn hiểu biết sâu sắc về môi trường và các lĩnh vực trong đời sống xã hội cũng như khả năng ngoại ngữ tốt. Đây có thể là hướng gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam trong tương lai.

----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Factors affecting the audit quality of the State audit of Vietnam
Specialties: Accounting, Auditing and Analysis             Code: 9340301
PhD student: Le Thi Tuyet Nhung                                   Code: NCS36.086KT
Instructor: Prof. Dr. Doan Xuan Tien, Dr. Doan Thanh Nga
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions:

(1) The thesis supplements the theoretical basis of the factors affecting the audit quality of the State audit office. The thesis uses both qualitative research methods and quantitative research methods to build a regression model on the factors affecting the audit quality of the State audit of Vietnam;
(2) The thesis identifies 08 factors that have a positive influence on the audit quality of the State audit of Vietnam from which recommendations are drawn to improve the audit quality of the State audit of Vietnam.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis:

The research results clearly show the factors that positively affect the audit quality of the State audit of Vietnam, arranged in descending order, as follows: (1) Experience of state auditors; (2) Compliance with State auditing standards and professional technical guidelines; (3) Maintain the independence of the state auditor; (4) Audit quality control system and management involvement; (5) Knowledge of professional expertise and training levels; (6) The position and reputation of the State audit; (7) The professionalism of the state auditor; (8) Regular and close attention and coordination of agencies directly under the National assembly, the Government and elected bodies.
Based on the research results, the thesis proposes recommendations to improve the audit quality of the State audit of Vietnam.
Recommended groups of main solutions include: (1) Group of solutions to improve the quality of state auditors; (2) Group of solutions to improve the quality of operations of the State audit of Vietnam and (3) Group of solutions to improve the institutional environment related to audit activities of the State audit of Vietnam and a other practical solutions.
The thesis mainly focuses on researching for two traditional types of audit: financial audit and compliance audit. Operational audit and environmental audit are a relatively young type of audit at the State audit of Vietnam, requiring state auditors to have analytical and synthesis skills, in-depth knowledge environmental and social life as well as good foreign language skills. This may be a suggestive direction for further studies on the audit quality of the State audit of Vietnam in the future.