Nghiên cứu sinh Lê Thị Xuân Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 28/12/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Xuân Hương, chuyên ngành Kinh tế bảo hiểm với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động ở Việt Nam.
Thứ ba, ngày 06/12/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm    Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Lê Thị Xuân Hương        Mã NCS: NCS38.077BH
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chính, TS. Hoàng Bích Hồng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Đây là đề tài mang tính thực tiễn, các vấn đề lý luận được tổng hợp, luận giải kết hợp từ lý thuyết chung về bảo hiểm xã hội và thực tiễn triển khai chính sách bảo hiểm xã hội. Luận án đã phân tích làm rõ khái niệm về bảo hiểm xã hội một lần, ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động. Đặc biệt, luận án đã áp dụng và mở rộng lý thuyết về hành vi có kế hoạch TPB để phân tích bảy nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động ở Việt Nam: (1) nhận thức về an sinh xã hội, (2) hiểu biết về bảo hiểm xã hội, (3) thái độ, (4) chuẩn chủ quan, (5) nhận thức kiểm soát hành vi, (6) thu nhập, (7) truyền thông. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Luận án khẳng định tác động của 07 nhân tố tới ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động ở Việt Nam và chỉ rõ mức độ tác động cụ thể của từng nhân tố. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy 04 nhân tố gồm nhận thức về an sinh xã hội, hiểu biết về bảo hiểm xã hội, thu nhập, truyền thông có tác động ngược chiều đến ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần, trong đó nhân tố hiểu biết về bảo hiểm xã hội có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, kế đến là nhân tố thu nhập, nhân tố nhận thức về bảo hiểm xã hội và nhân tố truyền thông; 03 nhân tố gồm thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đối với ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần, trong đó nhân tố chuẩn chủ quan có tác động mạnh nhất đến ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động, kế đến là thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi của người lao động. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động khi giới tính, khu vực làm việc, độ tuổi và trình độ học vấn của họ khác nhau.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất những khuyến nghị mang tính hàm ý về quản lý với nhà nước, tổ chức bảo hiểm xã hội và các bên có liên quan nhằm hoàn thiện và tác động vào các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nhận bảo hiểm xã hội một lần của người lao động, từ đó góp phần hạn chế gia tăng nhận bảo hiểm xã hội một lần, mở rộng và duy trì diện bao phủ bảo hiểm xã hội, đảm bảo các chế độ dài hạn trong đó có chế độ hưu trí, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách an sinh xã hội.


-------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Research topic : Factors affecting the intention to receive one-time social insurance of employees in Vietnam
Major: Insurance Economics     Code: 9340201
Postgraduate student: Le Thi Xuan Huong         Postgraduate code: NCS38.077BH
Instructor: Dr. Nguyen Thi Chinh, Dr. Hoang Bich Hong
Training institution: National Economics University

Theoretical contributions

This is a practical topic, theoretical issues are synthesized and explained in combination with general theory of social insurance and practical implementation of social insurance policy. The thesis has analyzed and clarified the concept of one-time social insurance, the intention of employees to receive one-time social insurance, the factors affecting the intention to receive one-time social insurance of employees. . In particular, the thesis has applied and expanded the theory of planned behavior TPB to analyze seven factors affecting the intention to receive one-time social insurance of employees in Vietnam: (1) receiving awareness of social security, (2) knowledge of social insurance, (3) attitude, (4) subjective norm, (5) perceived behavioral control, (6) income, (7) the media.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

The thesis affirms the impact of 07 factors on the intention to receive one-time social insurance of employees in Vietnam and specifies the specific level of impact of each factor . The research results of the thesis show that 04 factors including awareness of social security, understanding of social insurance, income, communication have a negative impact on intention to receive one-time social insurance, in which the factor of understanding about social insurance has the greatest influence, followed by the factor of income, the factor of awareness of social insurance and the factor of communication; 03 factors including attitude, subjective norm, perceived behavioral control have a positive impact on the intention to receive one-time social insurance, in which the subjective norm factor has the strongest impact on the intention to receive social insurance. the employee's one-time social insurance, followed by the employee's attitude and perception of behavioral control. At the same time, the research results of the thesis also show that there is a difference in the intention to receive one-time social insurance of employees when their gender, working area, age and education level are determined. difference.
Based on the research results, the thesis has proposed implication recommendations on management with the state, social insurance organizations and related parties in order to improve and influence the influencing factors. to employees' intention to receive one-time social insurance, thereby contributing to limiting the increase in receiving one-time social insurance, expanding and maintaining social insurance coverage, ensuring long-term benefits. including the retirement regime, contributing to the realization of the objectives of the social security policy.