Nghiên cứu sinh Lê Vân Chi bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h30 ngày 21/06/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Vân Chi chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ ba, ngày 08/03/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Lê Vân Chi            Mã NCS: NCS38.058TC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án đã lựa chọn và điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ (DNSN) của Ngân hàng thương mại (NHTM). Luận án sử dụng đồng thời hai thước đo là tăng trưởng cho vay DNSN và xu hướng cho vay DNSN. Dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu trước, luận án đã chỉ ra nhược điểm của những thang đo đo lường xu hướng cho vay của NHTM đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước, và từ đó luận án đề xuất ra một thang đo thích hợp có thể khắc phục được những nhược điểm trên. 
Thứ hai, luận án đã kế thừa và dựa trên các cơ sở lý thuyết phù hợp để đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay DNSN. Hoạt động cho vay DNSN được xem xét trên hai khía cạnh: tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN và xu hướng cho vay DNSN. Các nhân tố độc lập được đề xuất trong mô hình nghiên cứu được chia thành các nhân tố bên trong NHTM như quy mô, thanh khoản, khả năng sinh lời, huy động vốn, rủi ro tín dụng, mức chịu rủi ro của NHTM; và các nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất và nhân tố phản ánh đặc điểm thị trường ngành ngân hàng đo lường qua mức độ tập trung thị trường.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, luận án đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm cho thấy các yếu tố tác động đến tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN của NHTM bao gồm cả các yếu tố bên trong NHTM (quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, huy động vốn) và yếu tố vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, lạm phát). Luận án không tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy mức độ tập trung thị trường của ngành ngân hàng có tác động tới tăng trưởng dư nợ cho vay DNSN của NHTM.
Thứ hai, luận án đã chứng minh các yếu tố tác động đến xu hướng cho vay DNSN của NHTM bao gồm cả các yếu tố bên trong NHTM (quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời và mức chịu rủi ro của NHTM) và yếu tố thị trường ngành ngân hàng (mức độ tập trung thị trường). Luận án không tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy các nhân tố vĩ mô (GDP, lạm phát, lãi suất) có tác động tới xu hướng cho vay DNSN của NHTM.
Thứ ba, trên cơ sở mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường hoạt động cho vay DNSN của các NHTM Việt Nam như các NHTM nên giảm sự phụ thuộc vào tiền gửi, thay đổi cấu trúc thị trường ngành ngân hàng theo hướng tăng sức mạnh thị trường cho các NHTM thông qua thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển DNSN.

--------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Determinants of bank lending to microenterprises in Vietnam
Major: Finance- Banking             Code: 9340201
Name of candidate: Le Van Chi        Candidate code: NCS38.058TC
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Huu Tai
Institution: National Economics University 

New academic and theorical contributions

First, the thesis has selected and adjusted the indicators that assess bank lending to microenterprises. The thesis uses two indicators, which are microenterprise loans growth rate and the propensity of bank lending to microenterprises. Based on the literature review, the thesis has pointed out the limitations of the proxies measuring lending propensity employed in previous studies. The thesis also propose the appropriate indicator of bank propensity to lend to microenterprises. 
Second, the thesis has employed the appropriate frameworks to propose the research model for determinants of bank lending to microenterprises. Bank lending to microenterprises are examined in two aspects: loan growth rate and lending propensity. Independent variables in research model are divided into internal factors (bank size, liquidity, profitability, deposits, credit risk, bank aversion) and external factors (economic growth, inflation, interest rate, market concentration of banking industry)

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis

First, the thesis has provided empirical evidences which show that the growth rate of  bank loans to microenterprises depends on both internal factors (bank size, credit risk, deposit) and macroeconomic factors (economic growth, inflation). The thesis does not find any statistical evidences that indicate the relationship between market concentration in banking industry and the growth rate of  bank loans to microenterprises.    
Second, the thesis’s results show that both bank-specific factors (bank size, profitability, bank aversion) and market concentration in banking industry have impact on bank propensity to lend to microenterprises. The thesis does not find any statistical evidences that indicate the relationship between macroeconomic factors (economic growth, inflation, interest rate) and bank propensity to lend to microenterprises.
Third, based on the research results, some recommendations for promoting bank lending to microenterprises in Vietnam are suggested. For example, commercial banks should reduce dependence on deposits. The market structure of the banking industry should change to increase market power for commercial banks by promoting mergers and acquisitions. The government should continue to improve the legal frameworks and polices for microenterprises development.