Nghiên cứu sinh Lê Việt An bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 10/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Việt An chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài: Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân - Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
Thứ tư, ngày 28/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân - Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Lê Việt An        Mã NCS: NCS36.053TC
Người hướng dẫn: TS. Đặng Anh Tuấn, TS. Trịnh Thị Thúy Hồng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1- Trên cơ sở lý thuyết về hiệu ứng lấn át và bổ trợ đầu tư, luận án đã hệ thống lại kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân, cho thấy ảnh hưởng khá đa dạng, cả thuận chiều lẫn nghịch chiều. Khác với các nghiên cứu trước đó thường tập trung vào một nước hoặc một nhóm nước, luận án vừa xem xét tác động của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân ở một số nước châu Á vừa nghiên cứu chi tiết trường hợp Việt Nam.
2- Luận án đã làm rõ sự liên quan giữa các biến số vĩ mô với vốn đầu tư của khu vực tư nhân, đặc biệt là chi tiêu công; trong khi chi tiêu công lại chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác. Mối quan hệ đồng thời này được xử lý bằng phương pháp hồi quy 3 giai đoạn (3SLS). Cách thức này giải quyết được vấn đề nội sinh, tự tương quan và khắc phục yếu điểm từ việc ước lượng từng phương trình riêng biệt (bằng các phương pháp khác như OLS, FE, RE...). Vì thế, kết quả ước lượng sẽ nhất quán và hiệu quả, giúp đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn những ảnh hưởng của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân. So với các nghiên cứu tương tự, đây cũng là phương pháp chưa được sử dụng nhiều với nhóm nước nói chung và chưa được sử dụng với Việt Nam nói riêng - trong phạm vi hiểu biết của tác giả, do vậy tạo nên đóng góp mới về mặt phương pháp nghiên cứu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

1- Luận án một lần nữa khẳng định tác động tích cực của chi tiêu công lên đầu tư của khu vực tư nhân ở một số quốc gia mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á với thời gian cập nhật hơn, đến năm 2018 so với năm 2013 của các nghiên cứu tương tự.
2- Luận án chứng tỏ ảnh hưởng thuận chiều của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân ở Việt Nam bằng phân tích định lượng (3SLS) và phân tích định tính (phương pháp theo dõi quá trình, suy luận mô tả và phân tích tình huống), khác với nhận định của một số nghiên cứu trước đây về tác động lấn át đầu tư tư nhân.
3- Luận án đã xem xét ảnh hưởng của môi trường thể chế kinh tế. Đây là nhân tố ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, được đề cập nhiều trong các mô hình phân tích tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân với mẫu quan sát là nhóm nước nhưng ít được đề cập trong nghiên cứu về Việt Nam, do đó sẽ tạo sự khác biệt cho nghiên cứu này. Việc nghiên cứu về vai trò của thể chế sẽ là căn cứ để các giải pháp đề ra chú trọng hơn vào việc cải cách các yếu tố có liên quan đến thể chế như phân cấp, cách thức thực hiện ngân sách, tạo dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4- Để gia tăng ảnh hưởng tích cực của chi tiêu công lên đầu tư tư nhân ở Việt Nam, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra khuyến nghị rằng chính sách của Nhà nước nên tập trung vào việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng hoạt động đấu thầu, kiểm soát chi thường xuyên bằng cách sáp nhập một số cơ quan chuyên môn, thực hiện KPI trong khu vực công, minh bạch trong chi tiêu công, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ phát triển.

-------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of thesis: Impact of public expenditure on private investment - Study in some Asian economies and public implications for Vietnam
Major: Finance - Banking        Code: 9340201_TC
PhD student: Lê Việt An            PhD student code: NCS36.053TC
Supervisor: Dr. Dang Anh Tuan, Dr. Trinh Thi Thuy Hong
Training facility: National Economics University 

New contributions on academic and theoritical perspective 

1- Based on theory and literature review on the crowding in and out effect, evidences of the impact on private investment by public expenditure have been documented in this thesis with diverse influences, both positive and negative effect. Differ from the existing studies which often focus on one country or a group of countries, this research both analyze the impact of public expenditure on private investment in some Asian countries and conduct a detailed study for the case of Vietnam.
2- This thesis clarifies the connection between the macroeconomic variables and investment from private sector, especially public expenditure while public expenditure is affected by other factors. This simultaneous relationship is handled by 3SLS, which helps to solve endogenous problem, autocorrelation, and overcome weakness from estimation each equation seperately (by other methods such as OLS, FE, RE, etc.). Therefore, the estimated results will be consistent and effective, helping to more fully and accurately evaluate the impacts of public expenditure on private investment. This is also the method that has not much conducted yet in studies whose sample data are a group of countries, and has not been employed in similar studies in Vietnam yet - within the author’s knowledge - so creating a new contribution in terms of research methodology. 

New findings and proposals drawned from research and survey results of the thesis 

1- This research confirms again the positive influence of public expenditure on investment from the private sector in some emerging and developing countries in Asia with more updated time up to 2018 compared with 2013 of existing studies.
2- This study proves the positive effect of public expenditure on private investment in Vietnam by quantitative method (3SLS) and qualitative method (process-tracing, deductive research, decriptive research, and case analysis), different from many previous comments about the crowding out effect of public expenditure.
3- The influence of Institution is reviewed. This is a factor that progressively displays a meaningful role in the economy; but it is rarely mentioned in the models which study the impact on private investment by public expenditure in Vietnam, so making a difference for this research. Studying the role of institutions is the foudation of proposing answers to focus more on the reform of factors related to institutions such as fiscal decentralization, budget implementation, creating a favorable business environment for the private enterprises, especially small and medium ones.
4- To enhance positive impact of public expenditure on private investment, from the result of study, the policy implications for Vietnam government focus on increasing to invest in infrastructure, improving the quality of bidding, controlling recurrent expenditure by merging a number of specialized agencies, implementing KPIs in the public sectors, transparency in public spending, creating conditions for small businesses to grow up.