Nghiên cứu sinh Lý Hoàng Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h30 ngày 25/04/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lý Hoàng Mai, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới".
Thứ bảy, ngày 25/04/2015
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 62310102
Nghiên cứu sinh: Lý Hoàng Mai
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Tô Đức Hạnh 2. PGS.TS Cù Chí Lợi 
       
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
 
- Luận án đưa ra khái niệm về điều chỉnh chính sách ngoại thương, nguyên tắc điều chỉnh CSNTVN trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Luận án chỉ ra 4 nội dung điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO gồm: Chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu và chính sách thuế quan và phi thuế quan. 
 
- Luận án đã xác định và chứng minh có năm nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO đó là:
+ Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngoại thương. 
+ Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi chính sách ngoại thương ngoại thương.
+ Bối cảnh phát triển của thương mại quốc tế.
+ Chiến lược cơ cấu kinh tế của quốc gia. 
 
Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:
 
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam với kỳ vọng việc điều chỉnh không chỉ nhằm mục đích tuân thủ cam kết với WTO một cách thụ động mà xa hơn nữa Việt Nam phải đón bắt được cơ hội thành công và hạn chế tối đa các thách thức do hội nhập mang lại luận án đề xuất năm nhóm giải pháp sau: 
 
1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách mặt hàng đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Đối với hàng hóa nhập khẩu chú trọng thực thi các giải pháp kiểm soát nhập khẩu để tránh nguy cơ nhập siêu quay trở lại, nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu để cải thiện cơ cấu sản xuất trong nước. 
 
2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách thị trường: nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp “vượt khó” ở các thị trường kiện chống bán phá giá cũng như các giải pháp mở rộng thị trường. 
 
3. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu: gồm giải pháp xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng; đổi mới khâu thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến ngoại thương.
 
4. Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan: sử dụng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước. 
 
5. Nhóm các giải pháp khác: gồm giải pháp về nâng cao năng lực pháp lý của đội ngũ cán bộ tư pháp, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính thuế, thủ tục hải quan và tăng cường năng lực phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: The regulation of Vietnam’s foreign trade policy in the process of implementation of its commitments to the World Trade Organization 
Major: Political economics
Code: 62310102
PhD student: Ly Hoang Mai
Instructor: 1. Associate Prof. Dr. To Duc Hanh 2. Associate Prof. Dr. Cu Chi Loi 
       
New contributions in term of academic literature and theory:
 
- The thesis sets out the concept of foreign trade policy and points out 4 main contents of foreign trade policy which need to be adjusted in the process of performing commitments to the WTO including policy on commodity, policy on market, policy on supporting for export development and policy on tariff and nontariff. 
 
- The Thesis has defined and proved that there are five factors affecting the regulation of Vietnam’s foreign trade policy in the process of implementation its commitments to the WTO as follows:
+ Viewpoints and policies of the Party and the State on foreign trade development. 
+ Competitive capacity of the economy.
+ Qualification of the staff of cadres in building and carrying out the foreign trade policy.
+ Development context of the internationl trade.
+ National economic structure strategy.
 
Conclusions, recommendations drawn from result results:
 
From the results of studying the actual condition of foreign trade policy adjustment of Vietnam with the expectation that the adjustment does not only target at obeying the commitments to the WTO passively but it aslo has to seize sucessful oppotunities and limit challenges caused by the integration at maximum level, the Thesis puts forward five solution groups as follows: 
 
1. Group of solutions on the adjsutment of the policy on commodities, promoting solutions to the transfer of export commodity structure and improving quality of export goods. For import goods, it is necessary to focus on solutions on import control in order to avoid  the risk of returning trade deficit, upgrade the quality of export goods to improve the domestic production structure. 
 
2. Group of solutions on the adjsutment of the market policy: emphasizing the role of the State in helping enterprises "overcome difficulties" in the anti-dumping market measures as well as solutions to market expansion. 
 
3. Group of solutions on the policy on supporting for export development including solutions on building and developing infrastructure; renewing the stage of implementation of legal documents related to foreign trade.
 
4. Group of solutions on the policy on tariff and non-tariff: using technical barriers to control export, tariff barrier to protect domestic production. 
 
5. Group of other solutions including ones on enhacing legal capacity of the staff of jurisdical cadres, qualification of technical workers, giving support to small and medium-sized enterprises to raise competitive capacity, reforming tax administration, customs formalities and enhancing safeguard capacity of trade for import and export enterprises.