Nghiên cứu sinh Mạc Thị Hải Yến bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 19/07/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Mạc Thị Hải Yến chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài: Tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, ngày 13/06/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của áp dụng thuế điện tử đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)    Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Mạc Thị Hải Yến   
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

1. So với các công trình nghiên cứu trước đây, Luận án đã nghiên cứu tác động của áp dụng thuế điện tử tới tuân thủ thuế bằng phương pháp định tính kết hợp với định lượng. 

2. Luận án đã áp dụng các lý thuyết thông tin bất cân xứng (Akerlof, 1978), lý thuyết người đại diện (Ross, 1973), mô hình các cấp độ tuân thủ thuế (Grabosky và Braithwaite, 1986), mô hình tuân thủ BISEP (OECD, 2017) và tiêu chuẩn ISO 14001:2015 làm cơ sở để nghiên cứu về tuân thủ thuế của các DN. Trong đó, lý thuyết người đại diện là căn cứ lý giải cho việc lựa chọn đối tượng điều tra khảo sát là lãnh đạo/ kế toán thuế của các DN trong luận án. 

3. Luận án đã vận dụng kết hợp lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1975) và giả thuyết rủi ro như cảm giác (Risk as feelings hypothesis) của Loewenstein và cộng sự (2001) để đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố: thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế. 

4. Luận án đã dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các DN kết hợp với nghiên cứu định tính để khẳng định và đưa vào mô hình nghiên cứu nhân tố hệ thống thuế điện tử cùng với các giả thuyết về mối quan hệ giữa hệ thống thuế điện tử với các nhân tố còn lại. 

5. Luận án đã điều chỉnh một số thang đo so với thang đo gốc cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

1. Kết quả phân tích định lượng cho thấy các nhân tố: thái độ đối với hệ thống thuế điện tử, áp dụng thuế điện tử, hệ thống thuế điện tử đều có tác động trực tiếp và tích cực tới tuân thủ thuế. 

2. Kết quả kiểm định mô hình có thêm phát hiện mới về tác động trung gian giữa các nhân tố đó là: áp dụng thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan hệ giữa thái độ đối với hệ thống thuế điện tử và tuân thủ thuế và thái độ đối với hệ thống thuế điện tử là biến trung gian tác động lên mối quan hệ giữa hệ thống thuế điện tử và áp dụng thuế điện tử.

3. Căn cứ vào thực trạng áp dụng thuế điện tử và tuân thủ thuế của các doanh nghiệp và kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp (về thể chế quản lý thuế, về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực ngành Thuế, về công tác quản lý thuế và về phát triển CNTT) nhằm nâng cao mức độ tuân thủ thuế của các DN Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng nêu các kiến nghị đối với Chính phủ, với DN và các bên liên quan nhằm tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp nêu trên. 

--------------
 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impact of adoption of e-tax on tax compliance of Vietnamese enterprises
Specialization: Management Science     Code: 9310110
PhD student: Mac Thi Hai Yen   
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Do Thi Hai Ha

New academic and theoretical contributions

1. In comparison with previous studies, the thesis has studied the impact of adoption of e-tax on tax compliance by combining qualitative and quantitative methods.

2. The thesis has applied the Asymmetric Information Theory (Akerlof, 1978), Agency Theory (Ross, 1973), model of tax compliance levels (Grabosky and Braithwaite, 1986), BISEP model (OECD, 2017), and ISO 14001:2015 as a basis for studying tax compliance of enterprises. The Agency Theory is the rationale for the selection of survey respondents who are leaders/tax accountants of enterprises in the thesis.

3. The thesis combines the Theory of Reasoned Action (TRA) of Ajzen and Fishbein (1975) and the Risk as feelings hypothesis of Loewenstein et al (2001) to propose a research model and develop research hypotheses on the relationship between the factors: attitude towards the e-tax system, adoption of e-tax and tax compliance.

4. The thesis has been based on the research results on the current situation of adoption of e-tax and tax compliance of enterprises in combination with qualitative research to confirm and propose the e-tax system factor into the research model and the hypotheses about the relationship between the e-tax system and the remaining factors.

5. The thesis has adjusted some items compared to the original items to ensure the appropriation in the Vietnamese context.

New conclusions and recommendations drawn from the research findings 

1. The quantitative analysis results show that the factors: attitude towards the e-tax system, the adoption of e-tax, and the e-tax system all have a direct and positive impact on tax compliance.

2. The research results have new findings on the mediating effects between some factors: firstly, the adoption of e-tax as a mediator that affects the relationship between the attitude towards the e-tax system and tax compliance. Secondly, the attitude towards e-tax system as a mediator that affects the relationship between e-tax system and electronic tax application.

3. Based on the current situation of adoption of e-tax and tax compliance of enterprises and research results, the thesis recommends  4 groups of solutions (tax management institutions, organizational structure & human resources, tax administration, and  IT development) in order to improve the tax compliance level of Vietnamese enterprises. In parallel, the thesis also provides proposals to the Government, the enterprises, and other stakeholders to facilitate the effective implementation of the above-mentioned groups of solutions.