Nghiên cứu sinh Mai Công Quyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 21/06/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Mai Công Quyền, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước".
Chủ nhật, ngày 21/06/2015
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 
Đề tài luận án: Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62340410 
Nghiên cứu sinh: Mai Công Quyền
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà 2. PGS.TS. Lê Xuân Bá
 
Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận:
 
Trên cơ sở các lý thuyết cốt lõi về quản trị vốn trong doanh nghiệp và lý thuyết về quản trị công ty như: Lý thuyết lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (trade off) của Kraus và Litzenberger (1973), Lý thuyết thứ tự tăng vốn (pecking order theory) của Myers và Majluf (1984), Lý thuyết dòng tiền tự do (free cash flow theory) của Jensen (1986), Lý thuyết đại diện (acency theory) của Jensen và Meckling (1976), tác giả Luận án đã xây dựng nội dung và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm tính hiệu lực (Effetiveness); tính hiệu quả (Efficiency) và tính bền vững (Stability). 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nhiên cứu:
 
(1) Luận án đã làm rõ phương thức quản lý vốn nhà nước gián tiếp thông qua các công cụ và đòn bẩy kinh tế là không phù hợp với điều kiện Việt Nam, mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc chưa phù hợp, thay vào đó nên xem xét áp dụng mô hình Temasek của Singapore với các nội dung cụ thể như sau: thực hiện quyền đại diện sở hữu và quyền của cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp, được chủ động bán tài sản nhà nước, bán công ty nhà nước và các hoạt động đầu tư,… nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước.
 
(2) Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), luận án nhận diện 3 yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu tại các tổng công ty xây dựng nhà nước, gồm có (1)  cơ sở pháp lý để tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu; (2) Cơ chế và chính sách về chức năng sở hữu phù hợp với công tác quản trị; (3) Năng lực và điều kiện thực hiện giám sát của chủ sở hữu nhà nước. Trong đó, yếu tố thứ ba là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng kém hiệu lực, hiệu quả của các tổng công ty xây dựng nhà nước, cụ thể là sự chấp hành các quy định, chính sách và pháp luật của nhà nước chưa cao; công tác bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước chưa được quan tâm đúng mức.
 
(3) Luận án đã đề xuất phương án thành lập 1 cơ quan chuyên trách (Ủy ban quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước trực thuộc chính phủ), để triển khai Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/7/2015.
 
(4) Luận án chỉ ra rằng ý kiến ba đối tượng chuyên gia (cán bộ quản lý nhà nước; lãnh đạo các tổng công ty xây dựng nhà nước và các cán bộ thực tiễn) về mô hình và cơ chế quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các tổng công ty xây dựng nhà nước có sự khác biệt.
 
(5) Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã chỉ ra rằng việc các tổng công ty xây dựng nhà nước có quá nhiều đơn vị thành viên và hệ số đòn bẩy lớn là một trong những nguyên nhân của hoạt động kém hiệu quả. Từ đó, luận án khuyến nghị các tổng công ty xây dựng nhà nước tiến hành sáp nhập các đơn vị thành viên và gia tăng vốn chủ sở hữu.
 
(6) Luận án khuyến nghị chuyển phương thức giám sát các tổng công ty xây dựng nhà nước hiện nay từ các bộ ngành, UBND tỉnh/thành phố sang phương thức giám sát thông qua các tổ chức tài chính để phù hợp với kinh tế thị trường và nguyên tắc quản trị hiện đại, đồng thời tăng cường giám sát tại chỗ đối với các công ty xây dựng nhà nước theo chuyên môn.
 
(7) Để giám sát các tổng công ty xây dựng nhà nước, luận án đề xuất bổ sung hệ thống các chỉ tiêu định tính bao gồm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp nhà nước đối với chính sách, quy định pháp luật về quản lý vốn nhà nước; thời gian hoàn thành trách nhiệm đóng góp kinh tế - xã hội, kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao,… bên cạnh các chỉ tiêu giám sát định lượng.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Topic: The management of the State to the state capital in state-owned construction corporations
Major: Economic management Code: 62340410 
Research student: Mai Cong Quyen
Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Doan Thị Thu Ha            2. Assoc. Prof. Dr. Le Xuan Ba
 
Contributions in terms of science and theory:
 
On the theoretical bases about the capital administration in enterprises and the company administration such as the theory of trade off of Kraus and Litzenberger (1973), the theory of pecking order theory of Myers and Majluf (1984), free cash flow theory of Jensen (1986) agency theory of Jensen and Meckling (1976), the author of the thesis has built the content and system of assessment standards in the management of the State to the state capital in state-owned enterprises that includes the Effectiveness, Efficiency and Stability. 
 
New findings and recommendations of the thesis:
 
(1) The thesis clarified that the mode of managing the state capital indirectly by using economic tools and levers is not suitable with Vietnamese conditions; the mode of managing state-owned enterprises of China is not suitable. Instead of that, we should consider and apply the Temasek mode of Singapore with specific contents, as follows: performing the rights of the ownership representation and the state-owned shareholders in enterprises, having the rights to sell the state-owned property, company and investment activities in order to maximize the profits of shareholders, including state-owned shareholders.
 
(2) Applying the method of EFA, the thesis identified three elements affecting the implementation of the function of the owner’s representative in state-owned construction corporations, including: (1) the legal basis to separate the state management function and the ownership function is inadequate and incoherent; (2) the mechanism and policy about the ownership function is suitable with the administrative works; (3) the ability and conditions for performing the supervision of the state owner. Among them, the third element is the most important reason that leads to the ineffectiveness and inefficiency of state-owned construction corporations. In specific, the performance of state regulations, policies and laws is not active; the preservation and development of the state capital is not cared properly.
 
(3) The thesis proposed the plan of founding a specialized organization (a committee to manage and supervise state-owned enterprises under the government), to carry out the management Law, using the state capital invested in enterprises passed by the National Assembly on November 26th, 2014 and valid from July 1st, 2015.
 
(4) The thesis pointed out that there are differences in the opinions of three expert groups (state managers; leaders of state-owned construction corporations and realistic officers) about the management model and mechanism of the State to the state capital in state-owned construction corporations. 
 
(5) By using the experimental research methodology, the thesis showed that the ownership of too many member companies and big lever coefficient of state-owned construction corporations is a reason of the operation ineffectiveness. Accordingly, the thesis recommended that state-owned construction corporations should merge member companies and increase the ownership capital.
 
(6) The thesis recommended that the mode of supervising state-owned construction corporations should be transferred from ministries, branches, and provincial/city’s People’s Committee to the supervision mode via financial organizations in accordance with the economy and modern administration principles, as well as improve the supervision on the spot to state-owned construction corporations with their majors.
 
(7) In order to supervise state-owned construction corporations, the thesis proposed to add a system of qualitative standards, including the obedience level of state-owned enterprises to legal policies and regulations about the management of the state capital; the time of completing the duties of contributing to the economy and society, and tasks assigned by the government, along with quantitative supervision standards.