Nghiên cứu sinh Mai Tuấn Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 24/08/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Mai Tuấn Anh chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài: Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 10/07/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Mai Tuấn Anh        Mã NCS: NCS36.054TC
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Việt Trung, TS. Nguyễn Thị Hoài Phương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung xem xét trên góc độ hiệu quả về mặt tài chính. Hiện chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên cứu những tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả của các ngân hàng trên góc độ người sản xuất để đánh giá mục đích của nhà quản trị trong việc tối thiểu hóa đầu vào hoặc tối đa hóa đầu ra. Luận án sử dụng phương pháp đo lường hiệu quả biên với cách tiếp cận tham số SFA, từ đó ước lượng hiệu quả kỹ thuật từ mô hình với 3 biến đầu vào và 2 biến đầu ra. Theo cách tiếp cận trung gian coi ngân hàng thương mại là các trung gian để chuyển tiền giữa người tiết kiệm và nhà đầu tư, luận án sử dụng 3 biến đầu vào là tài sản cố định, tiền gửi khách hàng và chi cho nhân viên theo nghiên cứu của (Olson và Zoubi, 2011); với 2 biến đầu ra là thu từ lãi và ngoài lãi của các ngân hàng theo nghiên cứu ((Matthews và Tripe, 2002). Và khác với những nghiên cứu trước tại Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng đồng thời hàm CobbDouglas và Translog để xây dựng hàm sản xuất biên. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm Translog là phù hợp hơn để sử dụng cho việc ước lượng hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn này. 
Luận án sử dụng mô hình hồi quy khúc tuyến tính để đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong trường hợp biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ phi tuyến, thông thường các mô hình này có thể được ước lượng bằng các mô hình đa thức bậc n. Tuy nhiên mô hình sẽ gặp thất bại khi hàm xu thế khác nhau giữa các phân khúc của biến độc lập. Khi đó sử dụng mô hình hồi quy khúc tuyến tính (Piecewise linear regression) sẽ phù hợp hơn. Mô hình này là một nhánh của một lớp hàm số tổng quát hơn gọi là hàm đa thức gãy khúc (Spline). Cách tiếp cận theo mô hình này là chia tỷ lệ sở hữu thành các phân khúc dựa trên các quan sát thực tế. Hệ số ước lượng của biến độc lập từ mô hình cho phép đánh giá tốt hơn xu thế tác động của biến độc lập tới biến giải thích. Mô hình này cũng có một nhược điểm là sự gián đoạn khi quan sát xu thế biến động của biến phụ thuộc, do đó luận án đề xuất vận dụng kết hợp hồi quy khúc tuyến tính với các biến giả làm biến giải thích. Đây cũng là một điểm mới trong nghiên cứu của luận án so với các công trình nghiên cứu trong nước.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

1. Dựa trên kết quả thực nghiệm từ mô hình điểm hiệu quả của sở hữu nước ngoài ở mức trên 10% vốn cổ phần, tỷ lệ sở hữu cao của các cổ đông nước ngoài tạo động lực cho họ giúp ngân hàng cải thiện mức hiệu quả. Kết quả mô hình cũng cho thấy, việc gia tăng tỷ lệ sở hữu trên mức 10% có tác động tích cực đáng kể tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mức độ tập trung sở hữu cao và sự minh bạch về sở hữu và quản lý là những điều kiện giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả kỹ thuật. NHTM Nhà nước vẫn là “cái đệm” cho cả hệ thống ngân hàng.
2. Luận án khuyến nghị tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài, các ngân hàng cần chủ động tìm kiếm các đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác và trao đổi công nghệ, trình độ quản lý. Các ngân hàng tăng cường minh bạch thông tin quản trị và tình hình sở hữu giúp các cổ đông tăng khả năng giám sát qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

--------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF PHD THESIS

Thesis topic: The impact of ownership structure on the performance of commercial banks in Vietnam
Major:  Banking and Finance                Code: 9340201_TC
PhD candidate:     Mai Tuan Anh        PhD Student ID: NCS36.054TC
Instructor: Dr. Hoang Viet Trung and Dr. Nguyen Thi Hoai Phuong
Training facility: National Economics University

New academic and theoretical contributions:

The research on the performance of commercial banks is mainly focused on the perspective of financial efficiency. Currently, there is no research in Vietnam examining the effects of the ownership structure on the efficiency of banks on the perspective of producers to assess the purpose of governance in minimizing inputs or maximize output. Systematize previous studies, from which the thesis measures marginal efficiency with the approach of SFA parameters, the technical efficiency is estimated from the model with 3 input variables and 2 output variables. According to an intermediary approach that considers commercial banks as intermediaries to transfer money between savers and investors, the thesis uses three input variables as fixed assets, customer deposits and employee spending. according to research (Olson and Zoubi, 2011); with two output variables, interest income and non-interest income of banks according to the research (Matthews and Tripe, 2002). And different from previous studies in Vietnam, this study uses CobbDouglas and Translog functions to build the boundary production function. The research results show that the Translog function is more suitable to use for estimating the performance of commercial banks in Vietnam during this period.
The thesis uses the Piecewise linear regression model to assess the impact of ownership structure on the operational efficiency of commercial banks. Ownership structure of commercial banks in Vietnam is considered in turn: State ownership, foreign ownership and concentration of ownership in banks. In the case of independent and dependent variables having nonlinear relation, usually these models can be estimated by multinomial models of degree n. However, the model will fail when the function of the trend differs between segments of the independent variable. Then using the Piecewise linear regression model would be more appropriate. This model is a branch of a more general function class called Spline. The approach following this model is to divide the ownership rate into segments based on actual observations. The estimated coefficient of the independent variable from the model allows a better assessment of the trend of the impact of the independent variable on the explanatory variable. This model also has a disadvantage of interrupting when observing the fluctuation trend of dependent variables, so the thesis proposes to apply the Piecewise linear regression with the dummy variables as explanatory variables. This is also a new point in the research of the thesis compared to the domestic research.

New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis:

1. Based on the empirical results from the Effective point model of foreign ownership at over 10% of equity, the high ownership ratio of foreign shareholders motivates them to improve their efficiency. A high level of concentration of ownership and transparency of ownership and management are conditions that help the bank improve its technical efficiency. State-owned commercial banks are still a "buffer" for the whole banking system.
2. The thesis recommends increasing the foreign ownership rate, banks should proactively seek strategic partners, strengthen cooperation and exchange of technology and management qualifications. Banks increase transparency of governance information and ownership status to help shareholders increase their supervision capacity thereby improving the bank's operational efficiency.