Nghiên cứu sinh Ngô Khánh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 18/12/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Ngô Khánh Huyền, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam".
Thứ ba, ngày 16/11/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng    Mã số: 9340201
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Nghiên cứu sinh: Ngô Khánh Huyền
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa lý thuyết hiệu quả hoạt động và đánh giá được tác động của các nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2020. 
Thứ hai, Luận án đã phối hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng (DEA) để phân tích tác động tổng hợp của các chỉ tiêu vi mô và vĩ mô trong phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Trong khi những nghiên cứu trước chỉ sử dụng các chỉ tiêu đơn mà không cho phép phân tích toàn diện hoạt động của ngân hàng thì luận án này đã làm được điều đó. Hơn nữa, luận án này cũng khác với nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng DEA nhưng chỉ tập trung vào khía cạnh của DEA, mà chưa cho ta hiểu một cách sâu sắc về hiệu quả các ngân hàng và các rào cản từ bên trong và bên ngoài (môi trường) ngân hàng.
Thứ ba, trong khi các luận án trước đây thường có thời gian nghiên cứu từ 5-8 năm và dữ liệu thu thập đến 2018, thì luận án này có giai đoạn nghiên cứu bao trùm, kéo dài trong 13 năm từ 2008- 2020, dữ liệu ngân hàng được thu thập và cập nhật đến năm 2020, vì vậy phản ánh được tính biến động của ngành ngân hàng nói riêng và chu kì kinh tế nói chung. Thực tế, giai đoạn này đã xảy ra nhiều biến động tái cấu trúc trong hệ thống ngân hàng như sáp nhập, thâu tóm nên các khuyến nghị đề xuất trong luận án có ý nghĩa đặc biệt. 

Kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Kết quả ước lượng mô hình hiệu quả cho thấy từ năm 2008 đến 2013 hiệu quả kỹ thuật trung bình của 23 ngân hàng tăng từ 0.84 đến 0.91, tuy nhiên trong giai đoạn sau từ 2018 đến 2020 hiệu quả dao động quanh 0.84.
Kết quả ước lượng 3 mô hình Tobit đánh giá tác động cho thấy các nhân tố thuộc về đặc trưng doanh nghiệp chỉ có vốn/ lao động (K/L), ROE và E/A là có ảnh hưởng dương đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả thuần. Trong các biến vĩ mô, có FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) có ảnh hưởng âm và có ý nghĩa thống kê cao trong cả 3 mô hình. GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và lạm phát tác động dương ở hai mô hình và tác động âm ở 1 mô hình.
Chỉ số năng suất Malmquist được sử dụng để đo tăng trưởng năng suất trong nghiên cứu này. Với cách tiếp cận DEA (phân tích bao dữ liệu), tăng trưởng năng suất có thể được phân rã thành hai thành phần: thay đổi kỹ thuật và thay đổi hiệu quả. Kết quả ước lượng các chỉ số Malmquist từ mô hình 1 và 2 cho thấy thay đổi hiệu quả của các ngân hàng thương mại đều tích cực (lớn hơn 1), trong khi đó thay đổi TFP (năng suất tổng hợp) ước lượng được nhỏ hơn 1.

Khuyến nghị cho các NHTM

- Có 4 nhóm khuyến nghị giúp cho các ngân hàng nâng cao tự chủ, chủ động cải tổ và sắp xếp lại chính tổ chức của mình để đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn: (i) các khuyến nghị về tạo lập và sử dụng vốn hiệu quả, (ii) các khuyến nghị về nâng cao năng lực quản trị rủi ro, (iii) các khuyến nghị về lao động, (iv) các khuyến nghị về kiểm soát chi phí.
Khuyến nghị với NHNN và Chính phủ
- NHNN cần cẩn trọng trong việc tiếp tục tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Đồng thời, thúc đẩy các NHTM áp dụng các tiêu chuẩn Basel, nâng cao hiệu quả quản trị và trình độ công nghệ của ngân hàng, tích cực thực hiện vai trò giám sát của mình cùng các cơ quan quản lý khác.
- Chính phủ cần điều chỉnh việc thu hút FDI nhằm thay đổi tác động âm thành tác động dương. Ngoài ra, cần ban hành những chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ và tài khóa thích hợp, linh hoạt để đảm bảo được tốc độ tăng trưởng, duy trì tỷ lệ lạm phát ổn định, hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng thương mại một cách tích cực.

----------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Title: The impact of some macro factors on the performance of Vietnamese commercial banks.
Specialization: Banking and Finance Code: 9340201
Training institution: National Economics University
PhD attendant: Ngô Khánh Huyền            ID: NCS34.04B1TC
Supervisor: Assoc. Pro. Dr. Nguyễn Thị Bất

New academic and theoretical contributions:

Firstly, the thesis has systematized the theory of operational efficiency and assessed the impact of macro factors on the performance of Vietnamese commercial banks in the period 2008-2020.

Secondly, the thesis has combined qualitative and quantitative analysis (DEA) methods to analyze the combined impacts of micro and macro indicators in analyzing the performance of banks. While previous studies only used single indicators and did not allow comprehensive analysis of bank operations, this thesis has done the later. Furthermore, this thesis is also different from previous studies using DEA quantitative model in that it provides deep understanding of the efficiency of banks as well as internal and external environment barriers of banks

Thirdly, while previous theses had a research period of 5-8 years and data collected until 2018, this thesis has an overarching research period, lasting for 13 years from 2008-2020. Banking data is collected and updated to 2020. Therefore, the thesis reflects the volatility of the banking industry in particular and the economic cycle in general. In fact, during this period, there were many restructuring changes in the banking system such as mergers and acquisitions, so the recommendations proposed in the thesis have special meaning.

Conclusions, new recommendations are drawn from the research results:

- The result of efficiency estimation model shows that from 2008 to 2013, the average technical efficiency of 23 banks increased from 0.84 to 0.91, however in the later period from 2018 to 2020, the efficiency fluctuated around 0.84.
- The estimation results of the 3 Tobit models for impact assessment show that among many corporate performance indicators, only three following factors have positive effect on technical efficiency and net efficiency: Capital/Labor (K/L), ROE (Return on Equity), E/A (Equity on Assets). Moreover, E/A has a positive effect and acceptable statistical significance in the 3 models. 
- Among the macro variables, the FDI (foreign direct investment) has a negative effect and has high statistical significance in all 3 models. That is, FDI into Vietnam puts pressure on banks, thereby reducing efficiency. GDP (gross domestic product) and inflation have positive effects in two models and negative effects in one model.
The Malmquist productivity index is used to measure productivity growth in this study. With the DEA (data envelope analysis) approach, productivity growth can be decomposed into two components: technical change and efficiency change. This decomposition allows us to identify the contributions of technical progress and improvements in technical efficiency to productivity growth in the Vietnamese banking industry. The Malmquist index estimation from models 1 and 2 shows that changes in the efficiency of commercial banks are positive (greater than 1), while the change in TFP (total factor productivity) is estimated less than 1.

Recommendations for commercial banks

- There are 4 groups of recommendations to help banks improve their autonomy, proactively reform and realign their own organizations to achieve better performance: (i) recommendations on creating and using effective use of capital; (ii)recommendations on improving risk management capacity; (iii) recommendations on labor, (iv) recommendations on cost control.
Recommendations to the SBV and the Government
- The SBV needs to be careful in continuing to restructure the banking system through internal restructuring instructions of each bank and merger and acquisition activities. At the same time, The SBV needs to promote commercial banks to apply Basel standards, improve the commercial bank's governance efficiency and technology level, and actively perform its supervisory role with other regulatory agencies.

- The government needs to adjust FDI attraction to change negative impacts into positive ones. In addition to recognizing the foreign-invested sector as an integral part of the economy, the implementation of commitments on integration and adjustment of laws in accordance with WTO rules and principles will positively affect the attraction of FDI into Vietnam. In addition, it is necessary to issue macroeconomic policies such as appropriate and flexible monetary and fiscal policies to ensure the growth rate, maintain a stable inflation rate, and actively support the operation of the commercial banks.