Nghiên cứu sinh Ngô Quốc Dũng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 12/03/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Ngô Quốc Dũng, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam".
Thứ tư, ngày 27/01/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển           Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Ngô Quốc Dũng        Mã NCS: NCS37.026PT
Người hướng dẫn: GS.TS. Ngô Thắng Lợi, TS. Nguyễn Phương Bắc
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án nghiên cứu tác động của thể chế đến nghèo đa chiều, một cách tiếp cận về nghèo mang tính tổng hợp và khác biệt với các nghiên cứu về nghèo đơn chiều trong các nghiên cứu trước. Nghiên cứu này phù hợp quan điểm về nghèo quốc tế và luận án có cơ hội hoàn thiện lý luận cũng như có những đề xuất phù hợp với chiến lược giảm nghèo đa chiều của Việt Nam đặt ra trong giai đoạn 2021-2030.
Thứ hai, với ý nghĩa là thành quả của vận hành thể chế, chỉ số PAPI được sử dụng để đánh giá tác động của thể chế đến nghèo đa chiều, và có sự khác biệt với các nghiên cứu trước, thường phân tích tác động của từng yêu tố cấu thành thể chế (người chơi, cách chơi, luật chơi v.v..) đến giảm nghèo. Cách tiếp cận này đã giúp cho luận án đánh giá được tác động tổng thể của thể chế đến nghèo đa chiều.     
Thứ ba, mô mình phân tích định lượng với các biến đại diện thể chế là các chỉ số thành phần của PAPI đã đánh giá được tác động của thể chế đến nghèo đa chiều một cách cụ thể và sâu sắc hơn.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ tư, luận án có một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm mới được phát hiện, bao gồm: (i) Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều là khác nhau giữa các địa phương; (ii) Thể chế có tác động “ngược” đến giảm nghèo đa chiều ở khu vực thành thị và những địa phương có mức thu nhập cao; (iii) Các khía cạnh thể chế, bao gồm minh bạch và trách nhiệm giải trình có tác động “ngược” đến giảm nghèo đa chiều.
Thứ năm, dựa trên những phát hiện thực nghiệm, luận án đề xuất giải pháp mới liên quan tới việc hoàn thiện thể chế nhằm giảm nghèo đa chiều: (i) Đẩy mạnh cải cách thể thế một cách toàn diện gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, có chú trọng đến tính đặc thù của từng địa phương; (ii) Hoàn thiện chính sách liên quan đến giảm nghèo đa chiều, không nên chỉ tập trung vào những vùng “lõi nghèo” như hiện nay (đó là các vùng nghèo và khu vực nông thôn), mà cần xét tới chính sách giảm nghèo đa chiều ở các địa phương không thuộc diện khó khăn và khu vực đô thị, nơi cần có những thể chế đặc biệt.

------------------------------------------

THE CONTRIBUTIONS OF THE PHD DISSERTATION

Dissertation title: Impacts of institutions on multidimensional poverty in Vietnam
Major: Development Economics                           Code: 9310105
PhD candidate: Ngo Quoc Dung                           PhD candidate code: NCS37.026PT
Supervisors: Prof. PhD. Ngo Thang Loi; PhD. Nguyen Phuong Bac
Educational Institution: National Economics University

Theoretical Contributions

First, to study institutional impacts on multi-dimensional poverty, this dissertation applies a holistic and distinctive approach compared to the existing scholarly literature in one-dimensional poverty. On the one hand, this research is in line with the mainstream approach of poverty, it addresses theoretical voids and offers policy implications compatible with multi-dimensional poverty reduction strategy of Vietnam over the period 2021-2030, on the other.
Further, while the extant academic works often study the impacts of institutional components (actors, ‘rule of the game’, mechanism, to name a few) on poverty reduction, the present dissertation considers PAPI the outcome of institutions and thus applies it to examine institutional impacts on multi-dimensional poverty. This approach allows the researcher to scrutinize the general institutional impacts on multi-dimensional poverty.
Third, the econometric model that is composed of PAPI sub-indices as representative variables of institutions profoundly and rigorously estimates the impacts of institution on multi-dimensional poverty. 

Research Findings and Recommendations

Next, the empirical research results include: (i) the institutional impacts on multi-dimensional poverty are diverse among localities; (ii) There exists a negative relationship between institution and multi-dimensional poverty reduction in urban areas and high-income provinces; (iii) institution-specific aspects (transparency and accountability) impose negative effects on multi-dimensional poverty reduction.
Finally, the research findings provide a strong basis for the policy implications targeting institutional improvements in multi-dimensional poverty alleviation, as follows: (i) Strengthening institutional reform toward sustainable poverty reduction on the basis of the local uniqueness of provinces; (ii) Revision of multi-dimensional poverty reduction policies in the ways in which they not only concentrate on ‘the most deprived’ (the poor and rural areas), but also take into account the multi-dimensional poverty reduction policies in non-poor localities and urban areas where are in need of suitable institutions.