Nghiên cứu sinh Ngô Sỹ Trung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/08/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Ngô Sỹ Trung, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Quản lý công), với đề tài "Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng".
Thứ ba, ngày 26/08/2014

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Quản lý công)       
Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Ngô Sỹ Trung
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Lê Thị Anh Vân        2. GS.TS. Bùi Thế Vĩnh

Đóng góp về mặt học thuật, lý luận

Luận án góp phần bổ sung và làm rõ được khung lý thuyết nghiên cứu chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước về vấn đề này:

(1) phân biệt sự khác nhau giữa nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước với nhân lực chất lượng cao trong nguồn nhân lực xã hội, theo đó, tiêu chí đặc thù được đề cập là tiêu chí về đạo đức công vụ, tiêu chí về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp ứng xử và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân;

(2) phân tích làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, theo đó, quá trình chính sách chịu sự tác động của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, hệ thống chính trị, pháp luật của nhà nước, bộ máy thực thi chính sách, thái độ và hành động của người dân đối với chính sách.

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu thực tiễn quá trình thực hiện chính sách nhân lực chất lượng cao trong các sở, ngành của thành phố Đà Nẵng đã cho thấy:

1. Đà Nẵng có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội thuận lợi để thực hiện chính sách nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao từ khắp các vùng, miền của đất nước về với thành phố.

2. Chính sách phù hợp với tình hình thực tế và là giải pháp quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho bộ máy hành chính nhà nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng.

3. Một số hạn chế của chính sách là:

(a) đối tượng chính sách còn bị giới hạn về điều kiện trình độ chuyên môn;
(b) chưa quan tâm đến độ tuổi của các đối tượng quy hoạch cũng như chưa chú ý đến việc quy hoạch ngắn hạn và trung hạn;
(c) chưa quan tâm đến việc định hướng và thẩm định các cơ sở đào tạo, dẫn tới việc lựa chọn cơ sở đào tạo của các đối tượng chính sách còn dàn trải;
(d) chế độ đãi ngộ còn mang tính cào bằng, chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được các chuyên gia, nhà quản lý giỏi;
(e) việc đánh giá các đối tượng chính sách còn mang tính chủ quan, chưa có sự kết hợp giữa đánh giá bên trong và bên ngoài về đội ngũ này.

Những hạn chế trên đã và đang ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện mục tiêu chính sách. Từ thực tế đó, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn chính sách nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng, bao gồm:

(a) Xác định rõ độ tuổi quy hoạch và thời gian quy hoạch;
(b) Xác định nguồn tuyển dụng theo hướng mở rộng;
(c) Xây dựng nội dung đánh giá riêng và kết hợp nhiều phương pháp đánh giá;
(d) Chú trọng việc thẩm định các chương trình và cơ sở đào tạo;
(e) Thiết lập chế độ đãi ngộ theo hướng mũi nhọn, tập trung vào các đối tượng chuyên gia, nhà quản lý giỏi, tạo ra sự khác biệt trong việc đãi ngộ nhân lực chất lượng cao so với các đối tượng khác.

Luận án đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước trong việc xác lập khung pháp lý một cách cụ thể để xác định nguồn tuyển dụng, điều kiện chuyên môn của người dự tuyển, làm cơ sở pháp lý để các địa phương triển khai chính sách nhân lực chất lượng cao một cách thống nhất, bên cạnh đó, cần có cơ chế đặc thù đối với một số địa phương nhằm đảm bảo cho họ phát huy được những lợi thế của mình.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

RESEARCH FINDINGS AND ITS CONTRIBUTIONS

Topic: High quality human policy in the provincial-level administrative agencies in Da Nang city
Major: Economic management (Public management)        
Code: 62.34.04.10
Doctoral candidate: Ngo Sy Trung
Supervisor:     1. Assoc. Prof. Dr. Le Thi Anh Van        2. Prof. Dr.  Bui The Vinh

Academic and theoretical contributions

This dissertation contributes and clarifies the theoretical framework for researching high quality human policies in the provincial-level administrative agencies on the basis of reviewing the previous researches on this issue: (1) discriminate the differences between high quality human resources in administrative bodies and those in society. Therefore, specific criteria mentioned here conclude professional ethics, educational and academic qualifications, communication skills, conduct and people-serving attitude; (2) analyze to clarify factors that affect high quality human resource policies in provincial-level administrative bodies and the policy-making process that is affected by such many factors as natural  and socio-economic conditions, culture, local socio-economic development strategies, political system, laws, policy enforcement apparatus, people’s attitudes and actions for the policy.

New suggestions drawn from the research results

Practical research findings of the high quality human policy in the provincial-level administrative bodies in Da Nang city have shown:

1. Da Nang has the advantages of natural and socio-economic conditions to implement policies that attract high-quality human resources from all regions of the country to the city.

2. Danang’s policies are consistent with the actual situation and an important solution to meet the demand of high quality human in the state administrative apparatus with an aim to serve the industrialization, modernization and socio-economic development of Da Nang city.

3. Some limitations of the policy are: (a) the policy objects are still limited in terms of professional qualifications; (b) not yet interested in the age range of the planned objects as well as not pay attention to the short and medium-term plans; (c) not yet interested in orientating and verifying training institutions, with a result that the policy objects’ selection of training institutions has been still spreading; (d) its remuneration has not been sensible and  really attractive to appeal to professionals or good managers; (e) its assessment of the policy objects are also subjective and has no combination of within and outside assessments of this group.

The mentioned-above limitations have been a negative impact on the implementation of the policy objectives. From this fact, the dissertation has proposed some measures in order to complete Da Nang city’s high quality human policy, including: (a) clearly define the age range and the time of planning; (b) identify human resource recruitment in the broad direction; (c) build the content of the evaluation separately and combine multiple methods of assessment; (d) attach special importance to the evaluation of training curriculums and institutions; (e) establish remuneration in the key direction; focus on the objects who are specialists, good managers; create a difference in the treatment of high quality human more than the others.

The dissertation has proposed some recommendations to the State in establishing a legal framework in a specific way in order to determine recruitment sources, candidates’ qualifications as the legal basis for localities in the deployment of high quality human policies in a consistent manner. Furthermore, there should be a specific mechanism for some localities to ensure that they promote their advantages.