Nghiên cứu sinh Ngô Thị Thanh Tú bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 07/10/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Ngô Thị Thanh Tú chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài: Tác động của đầu tư tư nhân tới việc làm có năng suất tại các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Thứ sáu, ngày 19/08/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của đầu tư tư nhân tới việc làm có năng suất tại các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Nghiên cứu sinh: Ngô Thị Thanh Tú            Mã NCS: NCS37.033PT
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển             Mã số: 9310105
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

(1) Xác định được các tiêu chí phân định việc làm có năng suất (VLCNS) gồm mức thu nhập cao, tính ổn định và điều kiện làm việc đảm bảo, từ đó vận dụng đề xuất tiêu chí xác định VLCNS trong bối cảnh tại Việt Nam.
(2) Phân tích được các kênh tác động của đầu tư tư nhân (ĐTTN) đến VLCNS gồm kênh trực tiếp, kênh gián tiếp và kênh lan toả trong khi các nghiên cứu trước thường phân tích tác động đến từng khía cạnh của VLCNS, đa phần là thúc đẩy tăng thu nhập cho người lao động.
(3) Xác định mức độ tác động của ĐTTN tới VLCNS ở cả hai phía: cơ hội có VLCNS của người lao động và khả năng tạo VLCNS cho người lao động. Trong đó ngoài các yếu tố đầu vào, giá các yếu tố đầu ra, tiến bộ công nghệ đã được đưa vào trong các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này đã đưa thêm vào mô hình các biến tương tác giữa ĐTTN với yếu tố giới tính, kỹ năng của người lao động và yếu tố thể chế của địa phương.
(4) Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ghép dữ liệu để vận dụng mô hình Probit vào đánh giá tác động của đầu tư tư nhân đến cơ hội có VLCNS và mô hình hồi quy dữ liệu mảng để đánh giá tác động của đầu tư tư nhân đến khả năng tạo VLCNS cho người lao động. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

(1) Khác với các nghiên cứu trước, nghiên cứu đã tìm thấy tác động của ĐTTN đến VLCNS có độ trễ hay nói cách khác là cơ hội có VLCNS hiện tại chịu ảnh hưởng của giá trị ĐTTN trong quá khứ. 
(2) Mức trang bị vốn trên lao động ảnh hưởng yếu tới khả năng tạo VLCNS ở các tỉnh vùng TD&MNPB cho thấy trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong vùng chưa đủ mạnh để tăng năng suất lao động. 
(3) Khi thể chế kinh tế được cải thiện đến một mức độ nhất định sẽ làm tăng đáng kể cả cơ hội có VLCNS và khả năng tạo VLCNS cho người lao động.
(4) Đối với nhóm lao động yếu thế là lao động nữ và lao động trình độ thấp – là nhóm lao động chiếm tỷ trọng cao ở vùng TD&MNPB, nghiên cứu tìm thấy ĐTTN tăng thêm sẽ mở rộng cơ hội việc làm cho những nhóm đối tượng này theo đúng quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế các địa phương theo hướng tăng trưởng bao trùm.

----------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE Ph.D. DISSERTATION

Dissertation topic: Impact of private investment on productive employment in the Northern midland and mountainous provinces.
Specialization: Development Economics         Code: 9310105
Ph.D. Candidate: Ngo Thi Thanh Tu          
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Nguyen Ngoc Son

New academic and theoretical contributions

(1) Determining the criteria for delimiting productive employment including high income, stability, and guaranteed working conditions, thereby applying the proposed criteria to determine productive employment in the context of Viet Nam.
(2) Analyzed the impact channels of private investment on productive employment including direct channel, indirect channel, and spillover channel while previous studies often analyzed the impact on each aspect of productive employment, mostly to promote income for workers.
(3) Determine the level of the impact of self-employment on productive employment on both sides: the employee's opportunity to have productive employment and the ability to create productive employment for the employee. In which, besides input factors, output factor prices, and technological progress have been included in previous studies, in this study, the interaction variables between private investment and gender, skills of workers, and local institutional factors have been added to the model. 
(4) Research and use the data fusion technique to apply the Probit model to assess the impact of private investment on the opportunity to have productive employment and the array data regression model to evaluate the impact of private investment multiplying the ability to create productive employment for employees.

New findings and proposals based on the research results

(1) Different from previous studies, the study found that the impact of private investment on productive employment has a delay, or in other words, the chance of having current productive employment is influenced by the past value of the private investment.
(2) The level of capital equipment per worker has a weak influence on the ability to create productive employment in the Northern Midland and Northern Midlands, showing that the technology level of enterprises in the region is not strong enough to increase labor productivity.
(3) When the economic institutions are improved to a certain extent, it will significantly increase both the opportunity to have productive employment and the ability to create productive employment for employees.
(4) For the disadvantaged group of female workers and low-skilled workers - a group of workers with a high proportion in the Northern Midlands and Mountains, the study finds that the increased private investment rate will expand employment opportunities for the most marginalized groups. This object is in line with the concept of "leaving no one behind" in the process of transforming local economies towards inclusive growth.