Nghiên cứu sinh Nguyễn Bá Nhẫm bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 16/05/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Bá Nhẫm, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 16/05/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Bá Nhẫm
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đàm Văn Huệ, TS. Bạch Ngọc Thắng
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Cơ sở đào tạo  : Trường  Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Trên cơ sở các lý thuyết tự quyết định (SDT), lý thuyết về nguồn lực ảnh hưởng tới khả năng nghiên cứu và thương mại hóa (vốn con người, vốn xã hội, khả năng tiếp cận tài chính) và những rào cản ảnh hưởng tới quyết định thương mại hóa ở cấp độ cá nhân, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu rất đặc thù của Việt Nam. Theo đó, luận án đã lựa chọn được 04 nhân tố chủ yếu, bao gồm: (i) Vốn xã hội; (ii) Động lực thương mại hóa; (iii) Rào cản thương mại hóa và (iv) Tiếp cận nguồn tài trợ. Đây là đóng góp đáng kể về mặt lý luận liên quan tới thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án
 
Sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 353 phiếu trả lời của cán bộ giảng viên đang công tác tại 18 trường đại học trong cả nước và phương pháp nhân tố khám phá (EFA), luận án đã cho thấy nhận thức về vốn xã hội của giảng viên, tiếp cận nguồn tài trợ và rào cản thương mại hóa của các giảng viên Việt Nam có sự khác biệt so với các nước phát triển. Cụ thể, hai nhóm rào cản bao gồm: (i) rào cản thể chế và (ii) rào cản thị trường. Bênh cạnh đó luận án cũng tìm ra ảnh hưởng rõ ràng của vốn xã hội của giảng viên tới khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ. Đây là những phát hiện mới rất quan trọng giúp các trường đại học định hướng hoạt động cũng như đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất 07 nhóm giải pháp gợi ý cho các trường đại học, bao gồm: (i) Thúc đẩy động lực nghiên cứu và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên; (ii) Nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên; (iii) Tăng cường liên kết trường đại học – doanh nghiệp; (iv) Cải thiện vốn xã hội của giảng viên; (v) Giảm các rào cản thể chế trong các trường đại học và các cơ quan tài trợ khoa học; (vi) Thay đổi cơ chế tài trợ nghiên cứu khoa học từ trường đại học; (vii) Gắn các nghiên cứu với định hướng thị trường.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Commercializing the results of scientific research projects at Vietnamese public universities 
Postgraduate:  Nguyen Ba Nham
Major :  Finance - Banking
Training facility: National Economics University 
 
New contributions about academic and theoretical areas 
 
On the basis of self-determination theories (SDT), the theory of resources influences research and commercialization (human capital, social capital, access to finance) and barriers influencing the decision to commercialize at an individual level, the thesis has built an appropriate research model to find out the factors that influence the researchers decision to commercialize the research results in Vietnam. Accordingly, the thesis has selected four main factors, including: (i) Social capital; (ii) Motivation for commercialization; (iii) Barriers to commercialization and (iv) Access to funding. This is a significant contribution to the theory related to the commercialization of scientific research results, especially the factors that influence the decision to commercialize research results of lecturers in developing countries like Vietnam.
 
New findings and some proposals are drawn from the research results of the thesis 
 
Using the primary data collected from 353 responses of lecturers working at 18 universities throughout the country and the Exploring Factor Method (EFA), the thesis showed the awareness of capital society of lecturers, accessing to funding and barriers to commercialization of Vietnamese lecturers that are different from developed countries. Specifically, two groups of barriers include: (i) institutional barriers and (ii) market barriers. Besides, the dissertation also finds a clear influence of social capital of lecturers on access to funding sources. These are very important new findings that help universities guide their activities as well as propose solutions to promote research activities and commercialize research results. In addition, based on the research results, the thesis has proposed 07 groups of suggested solutions for universities, including: (i) Promoting research motivation and commercializing research results of lecturers; (ii) Enhancing research capacity of lecturers; (iii) Enhancing university-enterprise links; (iv) Improving social capital of lecturers; (v) Reducing institutional barriers at universities and scientific funding agencies; (vi) Changing the funding mechanism for scientific research from universities; (vii) Linking the studies with market orientation.