Nghiên cứu sinh Nguyễn Bích Ngọc bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 06/06/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Bích Ngọc, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (QTKD quốc tế), với đề tài "Tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 16/06/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh quốc tế) Mã số: 62340102
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Bích Ngọc
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Tạ Văn Lợi          2. TS Ngô Công Thành

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Từ lý luận về tác động lan tỏa từ FDI tới nước nhận đầu tư, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, nhằm tăng cường tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cụ thể: 

(1) Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI tạo áp lực cạnh tranh gay gắt, chuyển giao công nghệ, thu hút thêm các dự án FDI vệ tinh và mang theo thông tin về thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở nước nhận đầu tư. Động lực này làm thay đổi tích cực năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành. Đây được xem là các kênh truyền dẫn tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành, từ đó cộng hưởng làm thay đổi xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. 

(2) Đặc điểm FDI như trình độ công nghệ, quy mô đầu tư, động cơ đầu tư, hình thức đầu tư có ảnh hưởng rõ rệt đến tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Do vậy, điều chỉnh đặc điểm của dòng FDI vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo sẽ giúp cải thiện tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành này. 

(3) Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến chế tạo như đặc điểm của doanh nghiệp trong ngành, định hướng phát triển ngành, sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành là điều kiện cần để FDI tạo ra các tác động lan tỏa tích cực đối với xuất khẩu của ngành. Do vậy, cải thiện các đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong nước sẽ giúp tạo ra các tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới xuất khẩu của ngành.

(4) Môi trường kinh doanh có ý nghĩa làm đòn bẩy cho các tác động lan tỏa tích cực. Do vậy, cải thiện môi trường kinh doanh như cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, quản lý nhà nước…sẽ giúp tạo ra nhiều hơn các tác động lan tỏa tích cực từ FDI tới xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Luận án cho rằng, tác động lan tỏa từ FDI là tác động gián tiếp, không trực tiếp tác động tới xuất khẩu của ngành mà nó tác động thông qua các kênh truyền dẫn tác động đó. Do vậy nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điều chỉnh đặc điểm của doanh nghiệp FDI và cải thiện môi trường kinh doanh là tiền đề quan trọng để tăng cường tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu của ngành. Bên cạnh đó, việc thu hút FDI cần phải gắn chặt với chiến lược tái cấu trúc các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và tái cấu trúc hoạt động xuất khẩu thì tác động lan tỏa tích cực đạt được mới cao nhất. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước trong quá trình quản lý, vận hành nền kinh tế cần tạo ra cơ chế gắn kết chặt chẽ giữa thu hút FDI với phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, cụ thể:

(1) Chọn lọc dự án FDI hướng tới các ngành công nghiệp công nghệ cao và trung bình cao,

(2) Tạo nền tảng để phát huy tác động lan tỏa tích cực như cải thiện năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh,

(3) Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp khác trong ngành để phát huy chuyển giao công nghệ, kỹ năng và thông tin thị trường xuất khẩu.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THESIS

Thesis topic: Spillover effects from FDI to export of the manufacturing industry in Vietnam
Post graduate:  Nguyen Bich Ngoc
Major: Business Administration (International Business Management)            Code: 62340102
Supervisor: Assoc. Prof. PhD Ta Van Loi; PhD Ngo Cong Thanh

In terms of literature and methodology: 

Based on the theories of spillover effects from FDI to host countries, the thesis focuses on clarifying the theoretical framework for the spillover effects from FDI to export of the manufacturing industry in order to enhance the positive effects from FDI to export of the manufacturing industry, details as follows:

(1) The presence of FDI enterprises creates fierce competitive pressure and technology transfer, attracts more FDI satellite projects and brings information on export markets to other enterprises in the manufacturing industry in the host country. This dynamic positively changes the export capacity of enterprises in the industry. These are considered as the transmission channels that spread spillover effects from FDI to export of enterprises in the industry, thereby resonating to improve the exports of the manufacturing industry.

(2) FDI enterprises’ characteristics, such as technological level, investment scale, investment motivation, investment form, have a significant effect on the spillover effects from FDI to exports of the manufacturing industry. Therefore, adjusting these characteristics will help to improve the spillover effects of FDI to exports of the manufaturing industry.

(3) The characteristics of the manufacturing industry, such as the characteristics of enterprises in the sector, the development direction of the sector, the development of supporting industries are the conditions for FDI to create positive spillover effects on exports of the sector. Hence, improving the characteristics of the domestic manufacturing industry will help to create positive spillover effects from FDI to industry exports.

(4) Business environment is a lever for positive spillover effects. Therefore, improving the business environment such as infrastructure, quality of human resources, state management, etc. will help to create more positive spillovers from FDI to export of the manufacturing industry.

New suggestions from the thesis findings:

The thesis argues that the spillover effects from FDI are indirect effects that do not directly affect to the industry export, but through the transmission channels. Therefore, increasing the export capacity of enterprises in the manufacturing industry, adjusting the characteristics of FDI enterprises and improving the business environment are important preconditions for enhancing the spillover effects from FDI to export of the manufacturing industry. In addition, the attraction of FDI should be closely linked with the restructuring strategy of the manufacturing industry and the restructuring of export activities. Therefore, it is required that the State in the process of managing and operating the economy should create a mechanism to link closely the attraction of FDI with the development of the manufacturing industry, specifically:

(1) FDI projects towards high tech and medium tech industries,

(2) Creating the basis for promoting positive spillover effects such as improving the financial capacity of enterprises, improving the quality of human resources, promoting scientific researches and technological innovations, improving infrastructure, improving the business environment,

(3) Strengthening linkages between FDI enterprises and other enterprises in the industry to promote the transfers of technology, management skills and export market information.