Nghiên cứu sinh Nguyễn Chí Bính bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 01/10/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Chí Bính, chuyên ngành Kinh tế học (Lịch sử kinh tế), với đề tài "Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến nay: Kinh nghiệm và Giải pháp".
Thứ tư, ngày 01/10/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến nay: Kinh nghiệm và Giải pháp
Chuyên ngành: Kinh tế học (Lịch sử kinh tế)                                
Mã số: 62310101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Chí Bính 
Người hướng dẫn 1. PGS. TS. Phạm Thị Quý     2. PGS. TS. Lê Quốc Hội

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Luận án đã đưa ra khái niệm và nội hàm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT) trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của một nền kinh tế hay của một địa phương. Luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH, bao gồm các tiêu chí phản ánh động thái chuyển dịch CCNKT (cơ cấu GDP theo ngành kinh tế, chuyển dịch trong nội bộ từng ngành), các tiêu chí phản ánh trình độ chuyển dịch CCNKT (tốc độ chuyển dịch, cơ cấu lao động, cơ cấu xuất khẩu theo ngành) và các chỉ tiêu phản ánh tính đặc thù của chuyển dịch CCNKT (tỷ trọng các ngành có lợi thế so sánh).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của Luận án

(1) Dựa vào số liệu thống kê từ năm 1992 đến 2012, luận án đã phân tích đánh giá quá trình chuyển dịch CCNKT nói chung và tốc độ chuyển dịch CCNKT trong nội bộ từng ngành/khu vực kinh tế (công nghiệp và xây dựng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; và dịch vụ) trong CNH, HĐH ở Ninh Bình. Kết quả chỉ ra rằng:

- Tốc độ chuyển dịch CCNKT (giữa 3 khu vực kinh tế) và tốc độ chuyển dịch trong nội bộ từng ngành ở Ninh Bình nhanh hơn cả nước và theo hướng CNH, HĐH nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng và mục tiêu mà tỉnh đề ra;

- Tại những ngành có lợi thế so sánh như công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch, tốc độ chuyển dịch của những ngành này chưa cao và đóng góp vào quá trình chuyển dịch CCNKT và CNH HĐH chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh;

- Các ngành có sử dụng khoa học công nghệ hiện đại (như ngành sản xuất thép; ngành viễn thông) cũng có tốc độ chuyển dịch chậm và chưa thực sự trở thành những ngành động lực cho chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH.

(2) Từ kết quả phân tích đánh giá chuyển dịch CCNKT ở Ninh Bình trong giai đoạn từ 1992 đến 2012, luận án rút ra các bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các giải pháp có tính đặc thù gắn với điều kiện và tình hình thực tế tại Ninh Bình nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH, bao gồm: hoàn thiện quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn; đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ chế chính sách.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: Shift in structure of economic activities in the industrialization and modernization of Ninh Binh since 1992 to now: Experiences and Solutions
Major in: Economic History
Code: 62310101
Postgraduate Student: Nguyen Chi Binh
Instructor 1: Assoc. Prof. Dr, Pham Thi Quy    2: Assoc. Prof. Dr. Le Quoc Hoi

Academic, argumentative new contributions

The thesis describes concepts and connotations on shift in structure of economic activities (SoEA) under the industrialization and modernization (I&M) of an economy or a locality. It builds criteria to evaluate the shift in SoEA under the I&M, including criteria to reflect moves of the SoEA shift (GDP structure by kinds of economic activity, shift inside each sector), level of the SoEA shift (shifting speed, labor structure, export structure by kind of sector) and characteristics of the SoEA shift (density of sectors with comparative advantages).

New findings, proposals from the study, survey of the thesis

(1) Based on statistics data from 1992 to 2012, the thesis analyzed and evaluated the SoEA shift in general and speed of SoEA shift in each economic activity/sector (industry and construction; agriculture, forestry and aquaculture; and service) under the I&M in Ninh Binh province. Findings show that:

- Speed of SoEA shift (among three economic sectors) and shifting speed in each sector in Ninh Binh are faster than the country and toward I&M but not reaching to expectations and targets as given by the province;

- In the sectors with comparative advantages such as building materials and tourism, their shifting speeds have not been high and their contributions to the SoEA shift and the I&M have not been commensurated with the provinces potentials and strengths;

- Sectors employing the modern science and technology (e.g: steel production, telecommunication) also have low speeds of shift and thus they have not become motive sectors for the SoEA shift under the I&M.

(2) From analysis and assessment on the SoEA shift in Ninh Binh from 1992 to 2012, the thesis drew theoretical and practical lessons from the SoEA shift under the I&M in Ninh Binh. On such foundation, the thesis recommends typical solutions attached to real conditions and state of Ninh Binh so as to impulse the SoEA shift under the I&M, including: finalizing the master socio-economic planning; mobilization and effective utilization of capital resources; training and improvement of quality of human resources; expansion of sale markets; reinforcement of application of science and technology; building the infrastructure and bettering the policy mechanisms.