Nghiên cứu sinh Nguyễn Chí Hướng bảo vệ luận án

Vào 16h30 ngày 04/08/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Chí Hướng, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Quản lý công), với đề tài "Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh".
Thứ sáu, ngày 04/08/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Quản lý công) Mã số: 62.34.04.10
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Chí Hướng
Người hướng dẫn: 1) PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền; 2) TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận


Dựa trên khung lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và mô hình hoạt động  của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án đã chỉ ra sự khác biệt và chứng minh rằng, có những đơn vị hoạt động theo tính chất đặc thù riêng, một mặt trong phải cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng thuần túy, đặc thù do Đảng và Nhà nước đặt hàng. Mặt khác, các đơn vị này vẫn cung cấp các hàng hóa dịch vụ công cộng thông thường. Đối với Học viện, hàng hóa dịch vụ công cộng thuần túy mang tính đặc thù đó chính là  đào tạo các chương trình cao cấp lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn cao cấp, các lớp bồi dưỡng về công tác Tổ chức, Kiểm tra, Dân vận, Tuyên giáo,.. Trong khi vẫn cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng thông thường như các cơ sở đào tạo khác là các chương trình đào tạo cử nhân, sau đại học.

Luận án cũng đã chỉ ra và lượng hóa được mối tương quan giữa các điều kiện thực hiện tự chủ và mức độ tự chủ tài chính tại hệ thống Học viện. Trong đó nhân tố chức năng nhiệm vụ mang tính đặc thù,  tỉ lệ nghịch với Mức độ tự chủ tài chính là do việc giao nhiệm vụ đào tạo cho Học viện đang được tính giá không đầy đủ, theo mức khoán chi ngân sách ấn định hàng năm, dẫn đến càng tăng nhiệm vụ, chỉ tiêu đào tạo thì mức độ tự chủ lại kém đi. Các nhân tố khác năng lực quản lý, cơ sở vật chất và trình độ cán bộ tỉ lệ thuận với mức độ tự chủ tài chính, phát huy tốt các nhân tố này sẽ có hiệu quả tích cực thúc đẩy mức tự chủ tài chính lớn hơn.  

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Là cơ sở duy nhất được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị (đã nêu ở phần trên), Học viện có nhiều qui định đặc thù (yêu cầu về tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; Tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, được hưởng các ưu đãi như chế độ phụ cấp, chế độ sinh hoạt, học tập, chỗ ở của học viên…), kiến nghị xây dựng khung pháp lý riêng điều chỉnh thực hiện tự chủ tài chính cho Học viện để phù hợp với chức năng nhiệm vụ đặc thù được giao.

Đề xuất áp dụng phương pháp tính giá theo cơ chế thị trường cho các hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng mang tính đặc thù; có cơ chế đơn giá đặc biệt đối với các bài giảng, chuyên đề…cập nhật thực tiễn, chuyên môn cao của các giảng viên, chuyên gia, báo cáo viên trong nước và quốc tế đến thuyết trình tại Học viện.

Đề xuất thiết lập và áp dụng bộ công cụ đánh giá và quản lý theo phương pháp đánh giá đầu ra và hiệu quả của hoạt động bằng công cụ bảng điểm cân bằng với các chiến lược, mục tiêu và tiêu chí và hoàn toàn mới cho Hệ thống Học viện.

Nội dung của luận án xem tại đây.

---------- 

CONTRIBUTIONS OF THE Ph.D. THESIS

Thesis statement: Financial autonomy at the Ho Chi Minh National Academy of politics
Major: Economic Management (Public Management)                      Code: 62.34.04.10
PhD Candidate: Nguyen Chi Huong
Instructors: 1) Assoc Prof. Dr. Nguyen Thi Ngoc Huyen; 2) Dr. Nguyen Thi Le Thuy

New contributions in terms of academics, reasoning

Based on the theoretical framework for financial management for public service delivery units and the operational model of the Ho Chi Minh National Academy of politics, the thesis has identified the difference and demonstrates that, the special units, on the one hand, have to provide public service goods, especially which are ordered by the Party and the State. On the other hand, these units still provide common public service goods. In the Academy, particular pure public goods and services are the training of high-level political theorizing, senior retraining courses, and refresher courses. Organization, Inspection, Promote, Propaganda, etc, while still providing conventional public goods and services as other training facilities which are bachelor and postgraduate programs. The thesis also identifies and quantifies the correlation between autonomy necessary conditions and financial autonomy in the Academy system.

In which, the function and duty of the agency is extremely particular, which is inversely proportional to the level of financial autonomy, this is due to the inadequate charging of training to the academy according to the annual budget allocation, resulting in increased duties and training targets which can lower the level of autonomy. Other factors such as managerial capacity, material facilities and staff qualifications, which are in direct proportion to the degree of financial autonomy, making good use of these factors will create a significant positive effect on financial autonomy.   

New proposals drawn from research results

Being the only institution assigned the task of training and retraining cadres for the political system (mentioned above), the Academy has many specific regulations (requirements on political standards, expertise, real experience; Framework training program; Enrollment in the form of recruitment, allowance, mode of living, study, residence of students etc), It is proposed to develop a separate legal framework governing the implementation of financial autonomy for the Academy to fit with its specific mandate.. 

Proposed application of market-based pricing for specific public service delivery of goods and services; There must be a special unit pricing mechanism for lectures, seminars, etc., to improve the practice and professionalism of lecturers, experts and national and international speakers and lecturers at the Academy.

Proposal for the establishment and application of a set of assessment and management tools for the assessment of outcomes and performance of the workforce by means of a balanced scorecard with new strategies, objectives and criteria for the Academy.