Nghiên cứu sinh Nguyễn Công Viện bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 22/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Công Viện chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.
Thứ tư, ngày 28/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)    Mã số: 9340101_QTK
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Công Viện            Mã NCS: NCS35.15B2QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền; PGS.TS. Lê Anh Tuấn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Du lịch cộng đồng là mô hình du lịch chủ yếu dựa vào người dân địa phương, các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương cũng như những nét văn hóa bản địa riêng biệt, đặc sắc là yếu tố chính thu hút khách du lịch khám phá, tìm hiểu về địa phương. Do đó, sự hài lòng của cá nhân khách du lịch bị tác động trực tiếp bởi yếu tố văn hóa bản địa. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước, các tác giả chưa thực sự quan tâm đến yếu tố này, vì vậy bổ sung yếu tố văn hóa bản địa trong đánh giá sự hài lòng của khách du lịch được xem là điểm mới trong luận án của tác giả.
Để đo lường yếu tố văn hóa bản địa, tác giả bổ sung thêm hai chỉ báo đo lường là Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng, đậm bản sắc và Các sản phẩm thổ cẩm truyền thống độc đáo, qua ý kiến thảo luận với các chuyên gia, tác giả đánh giá đây là những chỉ báo mang tính đặc trưng, khác biệt của du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc. Hai chỉ báo trên cũng được sự đồng tình của các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu sơ bộ và được sử dụng trong nghiên cứu chính thức của luận án, với kết quả cho thấy các thang đo đảm bảo độ tin cậy, thích hợp kết hợp với các chỉ báo đo lường thừa hưởng từ các nghiên cứu trước để đo lường yếu tố văn hóa bản địa.
Các nghiên cứu trước đều đã chỉ ra sự tác động của yếu tố chất lượng điểm đến tới sự hài lòng của khách du lịch. Tuy nhiên, trong du lịch cộng đồng, người dân địa phương là đối tượng chính cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Do đó, sự hài lòng của du khách trong du lịch cộng đồng không chỉ bị tác động bởi yếu tố chất lượng điểm đến mà là tổng thể các yếu tố thuộc điểm đến như: Môi trường tham quan, cơ sở hạ tầng, văn hóa bản địa, điều kiện tự nhiên, giá cả du lịch. Đây là kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được khi phân tích mô hình nghiên cứu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả nghiên cứu khẳng định sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc chịu ảnh hưởng tích cực bởi các yếu tố: Văn hóa bản địa; Môi trường tham quan; Tính hấp dẫn của tự nhiên; Cơ sở hạ tầng; Giá cả dịch vụ tại điểm du lịch. Trong đó, yếu tố văn hóa bản địa là yếu tố mang tính đặc trưng nổi bật, tạo ra sự hấp dẫn đối với du khách và cũng là yếu tố mới được bổ sung so với các công trình nghiên cứu đã công bố.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, NCS đã đề xuất các khuyến nghị cho các địa phương, các nhà quản lý, các công ty lữ hành và người dân địa phương hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng về định hướng phát triển các loại hình và các sản phẩm du lịch cộng đồng cùng các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách từ đó góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững tại vùng Tây Bắc. 

-----------------------------------
NEW ACADEMIC CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION 

Thesis topic: Research on factors affecting the satisfaction of the community tourists in the Northwestern
Major: Business Administration (Business Administration Faculty)    Code: 9340101_QTK
PhD student: Nguyen Cong Vien                             Student code: NCS35.15B2QTK
Supervisor: Assoc. Prof. Ph.D.  Nguyen Ngoc Huyen, Assoc. Prof. Ph.D. Le Anh Tuan
Training Institution: National Economics University

New academic contributions to the theories of the dissertation 

The community tourism is a tourism model mainly based on local people, traditional local cultural values as well as specific indigenous cultures, especially the main factor attracting tourists and learning about the locality. Therefore, the individual tourists' satisfaction is directly affected by factors indigenous culture. However, in the previous studies, the authors did not really pay attention to this factor, so adding the factor indigenous culture in the assessment of tourist satisfaction is considered a new point in thesis of the author.
To measure the factor indigenous culture, the author added two measurement indicators namely the unique and rich handicrafts, and the unique traditional brocade products, through the discussion with experts, the author assessed that these are the typical indicators of the community tourism in the Northwest. The above two indicators were also agreed by experts in the preliminary research process and wer used in the official research of the thesis, with the results showing that the scales ensure reliability and compatibility in accordance with measurement indicators inherited from previous studies to measure indigenous cultural factors.
Previous studies have all shown the impact of the factor destination quality on the satisfaction of tourists. However, in the community tourism, local people are the main target for providing products and services to tourists. Therefore, the satisfaction of tourists in the community tourism is not only affected by destination quality but also by the overall factors of the destination such as: Sightseeing environment, facilities, and indigenous culture, natural conditions, travel prices. These are research results that were shown when analyzing the research model.

New findings and proposals drawn from the thesis’s research and survey results

The research results found out that the satisfaction of the community tourists in the Northwest  is positively influenced by factors: Indigenous culture; the sightseeing environment; the attractiveness of nature; the infrastructure; service prices at the tourist sites. In particular, the indigenous cultural factor is a prominent characteristic, creating an attraction for tourists and also a new factor added compared to the published researches.
Based on the research results, the PhD Candidate has proposed recommendations for localities, managers, tour operators and local people working in the community tourism sector on development orientation types, products of the community tourism and solutions to improve the satisfaction of visitors, thereby contributing to build and develop the sustainable tourism in the Northwest.