Nghiên cứu sinh Nguyễn Diệu Hằng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 31/03/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Diệu Hằng, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Phân bố lực lượng sản xuất và Phân vùng kinh tế), với đề tài "Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước tại hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái".
Thứ ba, ngày 27/02/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước tại hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Phân bố lực lượng sản xuất và Phân vùng kinh tế)
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Diệu Hằng
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Lê Hà Thanh        2. PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn

Về mặt lý thuyết, luận án là công trình đầu tiên ứng dụng lý thuyết hành vi dự kiến (Theory of Planned Behaviour - TPB) để nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng trong bối cảnh Việt Nam. Luận án mở rộng mô hình nghiên cứu khi bổ sung thêm các biến nhận thức về giá trị của tài nguyên nước và mục đích sử dụng nước. Luận án đã lồng ghép TPB trong khung phân tích các cấp độ sự tham gia của cộng đồng với 5 mô hình TPB tương ứng với 5 hành vi tham gia.

Luận án kiểm định lý thuyết TPB trong bối cảnh Việt Nam và nhận thấy các biến TPB gồm thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi có tác động thuận chiều lên dự kiến mỗi hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng. Đồng thời, dự kiến tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng phụ thuộc nhận thức của họ về giá trị xã hội mà tài nguyên nước mang lại. Ngoài ra, mục đích sử dụng nước cũng có ảnh hưởng tới dự kiến tham gia quản lý của các hộ gia đình. Cụ thể, các hộ gia đình sử dụng nước hồ Thác Bà làm nguồn nước sinh hoạt qua hệ thống nước máy có mong muốn tham gia quản lý mạnh mẽ hơn, còn các hộ khai thác thủy sản ít có dự định tham gia quản lý.

Về mặt thực tiễn, với nghiên cứu được tiến hành vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái, luận án đã xác định, phân tích mức độ và hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng vào các khía cạnh của quản lý tài nguyên nước do Mạng lưới Công tác vì nước Toàn cầu (GWP) đưa ra. Theo đó, sự tham gia của cộng đồng vùng hồ Thác Bà chính là một khía cạnh trong quản lý, thể hiện ở nấc thang thứ nhất của sự tham gia là “được thông báo” với hành vi tuân thủ chính sách và tham dự các cuộc họp người dân trong nội dung áp dụng công cụ kinh tế và phân bổ tài nguyên nước. Nấc thang tham gia thứ hai của cộng đồng vùng hồ Thác Bà là “được tham vấn” với hành vi đóng góp ý kiến cho cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề quy hoạch tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm và giám sát. Những hành vi tham gia của cộng đồng vùng hồ Thác Bà cũng thể hiện vai trò của họ trong khía cạnh quản lý thông tin của quản lý tài nguyên nước.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên nước:

(1) tác động qua yếu tố thái độ bằng cách tuyên truyền cho cộng đồng về kết quả của các hành vi tham gia quản lý thông qua các kênh khác nhau, đặc biệt cho các hộ khai thác thủy sản;

(2) tác động qua yếu tố chuẩn mực chủ quan và nhận thức về giá trị xã hội của tài nguyên nước thông qua tổ chức các hoạt động tập thể, tuyên truyền về ý nghĩa gắn kết xã hội của tài nguyên nước nhờ Đoàn Thanh niên và Hội phụ nữ;

(3) tác động qua yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho cộng đồng tham gia quản lý: xây dựng cơ chế cho cộng đồng đóng góp nguồn lực bảo vệ tài nguyên nước, thay đổi thái độ làm việc của cán bộ địa phương theo hướng cởi mở, tổ chức hiệp hội ngành nghề cho các hộ gia đình sản xuất lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp… để họ có người đại diện tham gia đối thoại trong quản lý.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 

-----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis Title: Community-based Water Management: A Study of Community Participation in Water Management in Thac Ba Reservoir, Yen Bai Province
Major: Economic Management (Distribution of Labor Forces and Economic Zoning)
PhD Candidate: Nguyen Dieu Hang
Supervisors:     1. Associate Prof. Le Ha Thanh      2. Associate Prof. Nguyen Mau Dung
Institution: National Economics University

Thesis contribution to the current state of knowledge


From theoretical perspective: The thesis identified and analyzed the factors affecting the participating behaviours of the community in water management in Vietnamese context using the Theory of Planned Behaviour (TPB). Besides the TPB variables, the model was extended with other variables including households’ perception of water’s values and main use of water. Five TPB models were developed for five participating behaviours at three stages of community participation.


The thesis found that in Vietnamese context, the TPB variables including attitude towards the participating behaviours, subjective norms and perceived behavioural controls have positive impacts on participating behaviours of local community in water management, which is consistent with the theory. Water users’ participation in water management is affected by their perception of water’s social values. Main use of water of household has impact on participation in water management: Households using tap water are willing to participate in water management while fishing and aquacultural households have weak intention to participate.


From practical perspective: The study was conducted in the area of Thac Ba Reservoir, Yen Bai Province. Local community participation in all aspects of water management as defined by Global Water Partnership was analyzed. In the study area, the community passed the first stage of “informing” in the ladder of participation with the behaviour of compliance with regulations (including economic instruments and water allocation) and presence in the community meeting. They are participating at the second stage of “consulting” with the behaviour of contributing ideas and comments on the issues of water planning, pollution control and monitoring in the community meetings and through other channels. These behaviours reflect community participation in water information management.


Recommendations from the results


The results of the study have three policy implications for improving the community participation in water management:

(1) Changing the attitudes by communicating the positive results of participating behaviours to the local community using different channels (mass media, internet, community meetings…);

(2) Utilizing the subjective norms and community’s perception of water’s social values by organizing social events and activities with the leading role of Youth Union and Women Union;

(3) Improving the perceived behavioural controls by (i) developing legal framework for local community to contribute resources for water protection, (ii) training local officers for more open and supporting attitude towards the citizens and (iii) establishing forestry, aquaculture, agriculture and manufacturing associations for households to have their own representatives to participate in water management.