Nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Diệp bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/07/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Đức Diệp, chuyên ngành Kinh doanh thương mại (KT&QL thương mại), với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 12/06/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại)    Mã số: 62340121
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Diệp
Người hướng dần: 1. GS.TS. Đặng Đình Đào  2. PGS.TS. Phan Tố Uyên
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Luận án chỉ ra rằng: Thị trường xăng dầu luôn luôn vận động và chịu sự tác động trực tiếp của các nhân tố: Kinh tế; Chính trị; Thể chế - Luật pháp; Quốc tế; Dân số; Khoa học - Kỹ thuật; Tự nhiên; Văn hóa. Cả tám nhân tố trên đều có tác động cùng chiều tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam. Tuy nhiên mỗi nhân tố tác động tới sự phát phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam với mức độ khác nhau. Trong đó nhân tố Thể chế - Luật pháp (chính sách quản lý của Nhà nước) có mức độ tác động lớn nhất, là nhân tố quan trọng nhất, có tính cốt lõi, quyết định đến sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam.
 
Sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có sự can thiệp của Nhà nước. Điều này khiến thị trường xăng dầu vận động theo xu hướng tiến dần theo quy luật của thị trường.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Kết quả phân tích thực trạng các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam đưa ra những phát hiện mới như sau: 
 
(1) Thị trường xăng dầu ở Việt Nam đã hình thành được gần 60 năm và sau gần 30 năm đổi mới nhưng đến nay cơ bản vẫn là thị trường độc quyền. Thị trường đang vận hành theo kiểu chỉ huy và còn mang tính hành chính, chưa vận động đúng với các quy luật của thị trường.
 
(2) Mặc dù đã được bổ sung nguồn xăng dầu sản xuất từ trong nước nhưng nguồn cung trên thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu. Nguồn cung xăng dầu do một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn chi phối (chỉ 3 doanh nghiệp: Petrolimex, PVOIL, Saigonpetro đã chiếm khoảng 80% thị phần) dẫn đến thị trường bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn.
 
(3) Cơ chế chính sách quản lý thị trường xăng dầu của Nhà nước chưa theo kịp với sự vận động của thị trường xăng dầu thế giới. Nhà nước can thiệp quá sâu vào nguồn cung nhưng chưa quan tâm thỏa đáng đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu nên người mua chưa được đặt đúng vị trí của mình trên thị trường.
 
Luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của các nhân tố tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam
 
 Giao Bộ Công thương là cơ quan quản lý Nhà nước điều hành thị trường xăng dầu thay cho Liên Bộ như hiện nay. Đồng thời đề nghị Chính phủ thành lập ban giám sát độc lập giám sát việc điều hành giá xăng dầu của Bộ Công thương.
 
 Tổ chức lại thị trường, xóa bỏ độc quyền, xây dựng thị trường xăng dầu thực sự cạnh tranh; hướng tới mục tiêu: Đến năm 2020, thị trường xăng dầu ở Việt Nam phải trở nên minh bạch, cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
 
 Thị trường xăng dầu ở nước ta còn chậm phát triển, muốn hội nhập với thị trường khu vực và thế giới thì cần thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực. Nhà nước cần tạo cơ chế thu hút các hãng xăng dầu ở nước ngoài vào kinh doanh ở nước ta với một tỷ trọng sản lượng nhất định, khoảng 20 - 25% thị phần.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------------
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Topic: Research on Factors affecting the development of petroleum market in Vietnam
Major: Commercial Business (Economics and Business Management)
PhD student: Nguyen DucDiep
Supervisor:  1. Prof.Dr.Dang Dinh Dao 2.Assoc.Prof.Dr. PhanToUyen
 
New contributions in academic and theoretical aspects
 
It is pointed out in the thesis that: the Petroleum Market is continuously fluctuating and affected directly by the following factors: Economy, Politics, Constitution - Legislation, International Trends, Population, Science - Technology, Nature and Culture. All these eight factors have the same directionimpact on the development of petroleum market in Vietnam; however, each of themhas different impact scales. Of which, the factor of Constitution - Legislation (Government’s regulatory policies) has the greatest impacts, being the key core factor anddeciding the development of petroleum market in Vietnam.
 
The development of petroleum market in Vietnam depends on several factors, of which the interference of the Government makes the petrol market in trend of coming closer to the development rules of the market. 
 
Contributions and recommendations from the research
 
Results of analyzing factors affecting the development of petroleum market in Vietnamhave figured out the following contributions: 
 
(1) Even though petroleum market in Vietnamhas been established for nearly 60 years and after nearly 30 years of DoiMoi(Renewal), it has fundamentally remained an a monopoly one so far. The market is moving in a directive and administrative manner and fails to harmonize with the market’s rules. 
 
(2) Even though there is additional petroleum from local production, petroleum supply in Vietnam market still heavily depends on the import. The petrol supply sources are shared by some leading petrol importers (only three firms namely: Petrolimex, PVOIL andSaigonpetro accounting for up to 80% of market share),resulting inasituation that oligopoly market are dominated by those large enterprises. 
 
(3) The Government’s policiesfor petrol market management have not caught up with the international petrol market movement. The Government has interfered deeply into supply but failed to give adequate concern to the petrol consumption demand; therefore, consumers have not been considered in terms of positions in the market. 
 
This thesis proposes several solutions to enhance positive impacts, minimize negative impacts of all factors to the development of petroleum market in Vietnam. 
 
 Assign the Ministry of Industry and Commerce as the Governmental regulatory unit to direct the petrol market instead of the current Inter-ministerial management. In addition, it is recommended that the Government establish an independent monitoring boards for supervision of petrol price regulation by the Ministry of Industry and Commerce. 
 
 Reorganize the market, eliminate autonomy, and establish a completely competitive petroleum market, heading for the goal: by 2020, petroleum market in Vietnam shall become transparent, competitive and internationally integrated. 
 
 Petroleum market in our country is still underdeveloped,so in order to be integrated with the regional and international market, it is necessary that we attract and efficiently utilize the external resources. The government should create mechanisms for attracting the foreign petrol agents to start business in our market with certain volume proportion, around 20-25% of market share.