Nghiên cứu sinh Nguyễn Duy Thành bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/04/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Duy Thành, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài "Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao, đổi mới và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 12/03/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao, đổi mới và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)          Mã số: 9340101_QTK
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Duy Thành                             Mã NCS: NCS38.038QTK
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Bích Ngọc, PGS.TS. Đào Thị Thanh Lam
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

-     Thứ nhất, thông qua tổng quan nghiên cứu và nghiên cứu định tính, tác giả đã bổ sung và phát triển thang đo cho nhân tố “đảm bảo công việc” của hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao. Kết quả ước lượng khẳng định đổi mới hành vi đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và kết quả hoạt động trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam.
-    Thứ hai, mô hình nghiên cứu được luận giải trên nền tảng của quan điểm dựa trên nguồn lực (Wernelfelt, 1984; Barney, 1991) và lý thuyết phát triển kinh tế (Schumpeter, 1934). Trong đó, quan điểm về nguồn lực được sử dụng để giải thích tác động của hệ hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao tới kết quả hoạt động. Còn tác động của đổi mới tới kết quả hoạt động được giải thích bằng lý thuyết phát triển kinh tế. Những học thuyết này đã củng cố vững chắc cho mô hình nghiên cứu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

-    Thứ nhất, kết quả ước lượng cho thấy đổi mới đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
-    Thứ hai, trong số các hoạt động của hệ thống quản trị nguồn nhân lực kết quả cao, (1) đào tạo, (2) đánh giá kết quả và (3) đảm bảo công việc tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp gồm kết quả thị trường và kết quả vận hành. Ngoài ra, sự tham gia của nhân viên tác động lớn nhất tới đổi mới.
-    Thứ ba, vận dụng ý tưởng mới đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa đào tạo và đảm bảo công việc, đồng thời là trung gian toàn bộ giữa đánh giá kết quả với kết quả vận hành trong các doanh nghiệp.
-    Thứ tư, các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 200 lao động có kết quả hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp có 50 – 100 lao động và 100 – 200 lao động. Trong khi đó, sự khác biệt về số năm hoạt động cũng như sự khác biệt về lĩnh vực kinh doanh không dẫn đến sự khác biệt về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
-    Thứ năm, để nâng cao kết quả vận hành, nhà quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam cần tập trung cho công tác đào tạo, sự tham gia của nhân viên, đảm bảo công việc cũng như khuyến khích người lao động vận dụng đổi mới vào công việc thực tế.
 

----------------------------------
NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis title: The relationship between high performance human resource management system, innovation and firm performance in Vietnam
Major: Business Management (Faculty of Business Management)          Code: 9340101_QTK
PhD. Candidate: Nguyễn Duy Thành                                                      PhD. Candidate code: NCS38.038QTK
Scientific supervisor: 1. Assoc.Prof.Dr. Phạm Thị Bích Ngọc; 2. Assoc.Prof.Dr. Đào Thị Thanh Lam
Training Facility: National Economics University

New contributions in term of theoritical aspects

-     Firstly, through the literature review and priliminary qualitative research, the author has added and developed a scale for the factor "job security" into the high performance human resource management system. The estimation results confirm that innovative behavior plays a partial mediation role in the relationship between the high performance human resource management system and firm performance in the context of the Vietnamese economy.
-    Secondly, the research model is interpreted on the resource-based view (Wernelfelt, 1984; Barney, 1991) and theory of economic development (Schumpeter, 1934). In particular, the resource-based view is used to explain the impact of high performance human resource management system on firm performance. The impact of innovation on firm performance is explained by the theory of economic development. These theories have firmly bolstered the research model.

Conclusions and implications from the research results

-    Firstly, the estimation results show that innovation plays a partial mediation role in the relationship between high performance human resource management system and firm performance.
-    Secondly, among the practices of a high performance human resource management system, (1) training, (2) performance evaluation and (3) job security positively impact on firm performance. In addition, employee participation has the greatest impact on innovation.
-    Thirdly, the implementation of innovation is a partial mediation in the relationship between training, job security and operational performance. Beside, the implementation of innovation is full mediation between performance evaluation and operational performance in enterprises.
-    Fourthly, enterprises with larger than 200 employees have better firm performance than enterprises with 50-100 employees and 100-200 employees. Meanwhile, the difference in the number of years of operation as well as the difference in business sectors do not lead to the difference in firm performance.
-    Fifthly, to improve operational results, managers in businesses in Vietnam need to focus on training, employee participation, job security as well as encouraging employees to apply. innovation into real work.