Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Cường bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 20/06/2019 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Mạnh Cường, chuyên ngành Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư), với đề tài "Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam"
Thứ năm, ngày 20/06/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế đầu tư)
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Cường
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Đỗ Thị Thủy
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, luận án đã luận giải và làm rõ các đặc trưng trong quyết định đầu tư của DNNVV.
 
Thứ hai, luận án bổ sung khía cạnh thứ 6 của MTĐT là “Hiệu quả quản trị hành chính” từ 5 khía cạnh theo mô hình nghiên cứu dự kiến gồm: Chính trị-pháp luật; Cơ sở hạ tầng; Chi phí; Thị trường; Văn hóa xã hội. Đây là kết quả phân tích nhân tố khám khá (EFA), khi có 05/10 biến quan sát của biến số chính trị-pháp luật được tải vào một nhóm nhân tố mới. Nhóm nhân tố này phản ánh khả năng thực thi, triển khai chính sách, pháp luật của các cấp chính quyền và được đặt tên là “Hiệu quả quản trị hành chính”. Từ đó cho thấy, cần phải xem xét các yếu tố hiệu quả quản trị hành chính như một nhân tố độc lập thay vì chỉ là các quan sát của biến Chính trị-pháp luật.
 
Thứ ba, luận án cũng cung cấp bằng chứng cho thấy, có 5 trên 6 yếu tố cấu thành MTĐT trong đó bao gồm “Hiệu quả quản trị hành chính” có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định đầu tư của DNNVV, mức độ ảnh hưởng được luận án làm rõ và sắp xếp theo thứ tự giảm dần là: Cơ sở hạ tầng; Hiệu quả quản trị hành chính; Chi phí (ảnh hưởng ngược chiều); Thị trường và Chính trị-pháp luật. 
 
Thứ tư, đối với yếu tố văn hóa xã hội, luận án đã chứng minh rằng chưa có đủ cơ sở để khẳng định văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DNNVV.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Thứ nhất, luận án đã phân tích, tổng hợp được kinh nghiệm và rút ra bài học cho Việt Nam trong cải thiện MTĐT hỗ trợ đầu tư cho các DNNVV từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. 
 
Thứ hai, luận án làm rõ những mặt tích cực, hạn chế từ MTĐT cũng như những ảnh hưởng của chúng tới quyết định đầu tư của DNNVV từ bộ dữ liệu thứ cấp. Luận án cũng chỉ ra một thực tế có phần trái ngược hiện nay khi mà hệ thống chính sách, pháp luật hỗ trợ DNNVV ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn nhưng hiệu quả và lợi ích mang lại cho DNNVV chưa cao, DNNVV vẫn đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới chính các nội dung được hỗ trợ. Nguyên nhân được chỉ ra là việc triển khai các chính sách, pháp luật thiếu hiệu quả khiến DNNVV không được thụ hưởng đầy đủ các lợi ích đã đặt ra. 
 
Thứ ba, để thúc đẩy đầu tư của DNNVV, việc khắc phục những mặt hạn chế của MTĐT đã chỉ ra là cần thiết nhưng đồng thời cần chú ý hơn tới các khía cạnh có vai trò quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy các DNNVV ra quyết định đầu tư như:  Cơ sở hạ tầng, Chi phí, Hiệu quả quản trị hành chính,…. Vì vậy luận án đề xuất một số khuyến nghị như: (1) Cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực đầu vào sẽ tạo động lực lớn nhất để thúc đẩy đầu tư của DNNVV; (2) Ưu tiên cải thiện cải thiện hiệu quả quản trị hành chính, tăng cường khả năng DNNVV thụ hưởng đầy đủ các lợi ích của hệ thống chính sách, pháp luật hỗ trợ đầu tư; 3) Tập trung tháo gỡ rào cản chi phí, đặc biệt là trong tiếp cận vốn đầu tư, bởi đây thực sự là khó khăn lớn với DNNVV; 4) Thúc đẩy liên kết giữa các DNNVV, khơi thông và gắn kết quan hệ cùng có lợi giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI là giải pháp hỗ trợ thị trường hiệu quả; 5) DNNVV cần thực hiện trách nhiệm của mình với những đóng góp cụ thể hơn là chỉ nêu ra những khó khăn, những nhu cầu trợ giúp đơn thuần.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THESIS
 
The thesis topic: The effects of investment environment on the investment decisions of small and medium enterprises in Vietnam
Major:  Investment economics                       
PhD Candidate: Nguyen Manh Cuong                              
Supervivor: Associate Prof. PhD. Nguyen Bach Nguyet; PhD. Do Thi Thuy
Campus: National Economics University 
 
Theoretical  and practical contributions
 
Firstly, the thesis has explained and clarified the characteristics of investment decisions made by SMEs.
 
Secondly, the thesis suggests the sixth aspect of investment environment as "The effectiveness of administrative management” from the 5 aspects from the initial research model including: Politics and the laws; public infrastructure; cost; market; social-cultural factors. This is the result of exploratory factor analysis (EFA), when there are 05/10 observed political variables input into a new group of factors. This group of factors reflects the ability to implement the policies and laws of all levels of government, named "The effectiveness of administrative management". Therefore, it is necessary to consider the effectiveness of administrative management as an independent factor instead of merely an observation from the political variables.
 
Thirdly, the thesis also provides evidence to prove that there are 5 out of 6 components of investment environment, including “The effectiveness of administrative management", which play an important role on the investment decisions of SMEs. The level of impact has been indicated in the thesis, arranged in a descending order: Infrastructure; the effectiveness of administrative management; cost (negative influence); market and politics and laws.
 
Fourthly, as for socio-cultural factors, the thesis has proven a lack of basis to conclude that socio-cultural factors have an effect on the investment decisions of SMEs.
 
New recommendation from our findings
 
Firstly, the thesis has analyzed and put together the lessons in improving investment support for Vietnam from Japan, China and Korea.
 
Secondly, the thesis clarifies the positive and limited aspects of the investment environment as well as their effects on SME investment decisions from secondary data sets. The thesis also points out a somewhat contradictory reality of SMEs policies and laws being more and more comprehensive and complete, but the efficiency and benefits they bring about for SMEs are not yet high, especially when there are still numerous issues related to the supported content itself. The reason indicated is the ineffective implementation of these laws and policies, which reduces the full chance of benefiting for SMEs.
 
Third, to promote SMEs investment, overcoming the disadvantages of the investment environment is necessary. At the same time, more attention to the aspects such as: Infrastructure, cost, effectiveness of administrative management that play an important role in motivating SMEs to make investment decisions. Therefore, the thesis proposes some recommendations: (1) Improve access to infrastructure and input resources will greatly contribute to push SME investments; (2) Prioritize to improve the efficiency of administrative management and enhance SME ability to fully enjoy the benefits of the laws and policies aiming to support investments; 3) Focus on solving cost barriers, especially when it comes to accessing investment capital, since this is a big difficulty for SMEs; 4) Promote connections between SMEs, and linking mutually beneficial relationships between SMEs and large or FDI enterprises are practical and effective solutions to support the; 5) (for SMEs) Carry out the responsibilities with specific contributions rather than merely speaking up about difficulties and simple support needs.