Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Cường bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 18/12/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Mạnh Cường, chuyên ngành Quản trị nhân lực, với đề tài "Chất lượng đội ngũ công chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội".
Thứ hai, ngày 18/12/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chất lượng đội ngũ công chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động) Mã số: 62.34.04.04
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Cường
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Trần Xuân Cầu                           2. PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Dựa trên nghiên cứu tổng quan, khung lý luận về chất lượng đội ngũ công chức, thực hiện nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, Luận án đã:
 
i) Phát triển bộ tiêu chí cấu thành chất lượng đội ngũ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm 6 tiêu chí: 1) Thái độ, hành vi, sức khỏe; 2) Năng lực đội ngũ công chức; 3) Trình độ đội ngũ công chức; 4) Kết quả thực hiện công việc; 5) Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp; 6) Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ của đội ngũ công chức. Trong đó, tiêu chí 1, 2, 3 được tổng hợp, phát triển từ nghiên cứu tổng quan, tiêu chí 4, 5, 6 là những tiêu chí mới do tác giả đề xuất. 
 
ii) Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ công chức với 4 biến độc lập: 1) Công tác chỉ đạo, điều hành, quản trị nhân sự; 2) Mô hình tổ chức và quy mô đội ngũ công chức; 3) Chính sách hiện hành đối với công chức; 4) Cơ sở vật chất của đơn vị. Trong đó, các nhân tố 3, 4 được tổng hợp, phát triển từ nghiên cứu tổng quan, nhân tố 1, 2 là những nhân tố mới do tác giả đề xuất. 
 
iii) Sử dụng phương pháp định lượng để lượng hóa chất lượng đội ngũ công chức của Bộ LĐTBXH và các tiêu chí cấu thành (Thái độ, hành vi, sức khỏe; Năng lực đội ngũ công chức; Trình độ đội ngũ công chức; Kết quả thực hiện công việc; Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp; Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ của đội ngũ công chức). Sử dụng phương pháp tính bình quân theo gia trọng để xác định tầm quan trọng của các tiêu chí cấu thành trong chất lượng đội ngũ công chức của Bộ LĐTBXH.
 
iv) Khẳng định mối quan hệ giữa các biến độc lập (1. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản trị nhân sự; 2. Mô hình tổ chức và qui mô đội ngũ công chức; 3. Chính sách hiện hành với công chức; 4. Cơ sở vật chất của đơn vị) với biến phụ thuộc (Chất lượng đội ngũ công chức), trong đó biến Công tác chỉ đạo, điều hành, quản trị nhân sự có ảnh hưởng lớn nhất tới sự biến động của biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Từ kết quả nghiên cứu, Luận án đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Bộ LĐTBXH, gồm: i) Kiện toàn đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý; ii) Xây dựng hệ thống đánh giá công chức và chất lượng đội ngũ công chức; iii) Kiện toàn mô hình tổ chức và điều chỉnh qui mô đội ngũ công chức; iv) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng công chức; v) Tạo động lực cho đội ngũ công chức; vi) Nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành; vii) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ. Luận án kiến nghị Chính phủ sửa đổi chính sách tiền lương công chức; chỉ đạo hoàn thiện hệ thống đánh giá chất lượng đội ngũ công chức; tổ chức lại các đơn vị bảo hiểm xã hội ở Trung ương theo hướng thành lập Tổng cục Bảo hiểm xã hội trực thuộc Bộ LĐTBXH, hợp nhất Sở LĐTBXH và cơ quan Bảo hiểm xã hội ở cấp tỉnh.

Nội dung của luận án xem tại đây.

---------- 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL THESIS

Topic: The quality of civil servants force of the Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs
Major: Human resources management (Labour Economics) Code: 62.34.04.04
PHD Candidate: Nguyen Manh Cuong  
Supervisors: 1. Assoc.Prof.Dr. Tran Xuan Cau                    2. Assoc.Prof.Dr. Vu Hoang Ngan
 
The new academic and theoretical contribution
 
Based on the literature review, theoretical framework on the quality civil servants, the implementation of quanlitative research in combination with quantitative research, the doctoral thesis has :
 
i) Developed the set of constituent criteria of the quality of civil servants in the State administrative bodies includes 6 criteria: 1) Attitude, behavior, health; 2) Competency; 3) Qualification; 4) Performance result; 5) Cooperation with colleagues; 6) IT and language skills. In which, the criteria 1, 2, 3 are developed from the literature review, criteria 4, 5, 6 are proposed by the author.
 
ii) Built the factor model affecting to the quality of civil servants has 4 independent variables: 1) Steering, administration work, HRM ; 2) Organizational model and size of civil servants; 3) Current policy for civil servants; 4) Facilities. In which, the factor 3 and 4 are synthesized, developed from the literature review, factor 1 and 2 are proposed by the author.
 
iii) Use the quantitative method to quantify the quality of civil servants force of the MOLISA and constituent criteria (Attitude, behavior, health; Competency; Qualification; Performance result; Cooperation with colleagues; IT and language skills). Used the weighted significance measure to determine the importance of the constituent criteria in the quality of civil servants of the MOLISA.
 
iv) Indicated the relationship between independent variables (1. Steering, human resources management; 2. Organizational model and size of civil servants force; 3. Current policy for civil servants force; 4. Facilities) and dependent variable (the quality of civil servants force), in which, the Steering, human resources management has the biggest impact on the fluctuation of the dependent variable in the research model.
 
Recommendations drawn from the research results
 
From the research results, the doctoral thesis proposes solutions to improve the quality of civil servants force of the MOLISA, including: i) Strengthening the civil servants leaders, managers; ii) Building the assessment system of civil servants and civil servants force; iii) Strengthening the organizational model and adjusting the size of civil servants; iv) Planning, training, retraining, using civil servants; v) Creating the motivation for civil servants; vi) Improving the quality of steering and management work; vii) Applying IT in public service activities. The doctoral thesis suggest the Government to amend the wage policy for civil servants; to complete the assessment system of civil servants force; to re-organize social insurance units at the Central level toward to the establishment of General Directorate of Social Insurance under the MOLISA, unify the DOLISA and Social Insurance Agency at provincial level.