Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Phú bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 03/08/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Ngọc Phú chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài: Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng.
Thứ ba, ngày 05/07/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông Hồng.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)            Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Phú                    Mã NCS: 911.37.05QTV
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Thị Vân Hoa, 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án này có 03 đóng góp chính về học thuật như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu này đã xác định các nội hàm chính của CSR đối với nhân viên (NV) trong ngành xây dựng tại Việt Nam (gồm quan hệ lao động, cân bằng công việc và cuộc sống, đối thoại xã hội, sức khỏe và an toàn, đào tạo và phát triển) và cam kết (CK) của NV với tổ chức (gồm CK tình cảm, CK lợi ích, CK đạo đức). Luận án cũng đã xây dựng và kiểm định các thang đo chi tiết về CSR đối với NV trong doanh nghiệp xây dựng (DNXD). Do đó, kết quả của luận án sẽ bổ sung vào kho tàng tri thức liên quan đến CSR nói chung và CSR đối với NV nói riêng, vốn đã các học giả tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, và châu Âu thực hiện nghiên cứu.

Thứ hai, luận án đã làm rõ ảnh hưởng trực tiếp của CSR đối NV đến CK của NV với tổ chức trong lĩnh vực xây dựng trong bối cảnh văn hóa, kinh tế, xã hội Việt Nam cũng như vai trò trung gian của yếu tố hấp dẫn của tổ chức đến mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức.

Thứ ba, luận án đã sử dụng phân tích hồi quy để kiểm chứng mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV tại các DNXD (chọn mẫu trên địa bàn đồng bằng sông Hồng), góp phần bổ sung làm rõ hơn cơ chế ảnh hưởng trong lý thuyết tín hiệu (signaling theory), lý thuyết về nguồn vốn con người (human capital theory), lý thuyết nguồn lực (resource-based theory) và lý thuyết bản sắc xã hội (social identity theory).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Luận án có những phát hiện chính sau: Thứ nhất, đối với mối quan hệ trực tiếp, CSR đối với NV nói chung đã có tác động tích cực đến: (i) CK tình cảm của NV (R2= 0.55, F= 63.12, p< 0.01), (ii) CK lợi ích của NV (R2= 0.44, F= 41.85, p< 0.01), và CK đạo đức của NV (R2= 0.38, F= 32.72, p< 0.01).
Thứ hai, đối với mối quan hệ gián tiếp, sự hấp dẫn của tổ chức là trung gian cho (i) mối quan hệ giữa tăng cường đối thoại và CK tình cảm của NV, (ii) mối quan hệ giữa tăng cường đối thoại và CK lợi ích của NV; (iii) mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển và CKTC của NV; và (iv) mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển và CKLI của NV. Dựa vào các phát hiện, luận án đã trình bày một số khuyến nghị cho 3 nhóm bên liên quan chính trong việc thực hiện CSR bao gồm (i) các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, và công đoàn, (ii) các doanh nghiệp ngành xây dựng khu vực đồng bằng sông Hồng và (iii) người lao động trong thực hiện CSR đối với NV nhằm nâng cao sự hấp dẫn của tổ chức và CK của NV với tổ chức.
 

------------------------------------
ORIGINAL CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation title: The effect of corporate social responsibility practices on employee commitment to the organization at construction companies in the Red River Delta region.
Specialization: Business Administration (Business School)        Code: 9340101
PhD candidate: Nguyen Ngoc Phu                    Student code: 911.37.05QTV
Supervisor: Prof. Dr. Tran Thi Van Hoa 
Training organization: National Economics University

Original contributions to academic and theoretical aspects

The contributions of the dissertation to the academic and theoretical literature are threefold. First, this study has identified the key contents of CSR for employees in the construction sector in Vietnam (including labor relations, work-life balance, social dialogue, safety and health, training and development) and employee commitment to organization (including affective commitment, continuance commitment, and normative commitment). This dissertation has also constructed and tested CSR practices scales for employees in construction companies. Therefore, the results of the dissertation will add to the literature related to both CSR and CSR for labor, which has been studied by scholars in the United States, Japan, and Europe.

Second, the dissertation has investigated the direct relationship between CSR for employees and employee commitment to the organizations in the construction sector in the Vietnamese culture, economy, and social context as well as the mediating role of organizational attractiveness in the relationship between CSR for employees and employee commitment to organizations.

Third, the dissertation used regression analysis to test the relationship between CSR for employees and employee commitment in construction companies (survey in the Red River Delta region), providing clear support for signaling theory, human capital theory, resource-based theory, and social identity theory.

Recommendations derived from the findings of the dissertation

There are two key findings in the dissertation: First, regarding to the direct relationship, CSR for employees has had a positive impact on: (i) affective commitment (R2= 0.55, F= 63.12, p< 0.01), (ii) continuance commitment (R2= 0.44, F= 41.85, p< 0.01), and normative commitment (R2=0.38, F= 32.72, p< 0.01).

Second, regarding to the indirect relationship, organizational attractiveness mediates (i) the relationship between social dialogue and affective commitment, (ii) the relationship between social dialogue and continuance commitment; (iii) the relationship between training and development and affective commitment; and (iv) the relationship between training and development and continuance commitment. Based on the findings, the dissertation has proposed some recommendations for 3 main stakeholder groups in CSR implementation including (i) state management agencies, associations, and trade unions, (ii) construction enterprises in the Red River Delta, and (iii) employees in implementing CSR for employees in order to improve the organizational attractiveness and its employee commitment to the organization.