Nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Quỳnh bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/06/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Ngọc Quỳnh, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Phân tích và dự báo lạm phát cơ bản của Việt Nam bằng các mô hình kinh tế lượng.".
Thứ ba, ngày 22/05/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án:  Phân tích và dự báo lạm phát cơ bản của Việt Nam bằng các mô hình kinh tế lượng.
Chuyên ngành:  Kinh tế học (Toán kinh tế).   
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Quỳnh  
Người hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Cao Văn; Người hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Sau khi phân tích các cơ sở lý luận về lạm phát cơ bản một cách đầy đủ, luận án đã đề xuất phương pháp xây dựng và tính toán chỉ số lạm phát cơ bản theo quý phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015, đó là lạm phát sau khi loại bỏ 13 mặt hàng cấp 3 bao gồm: lúa gạo, lúa mì và ngũ cốc, thịt, thịt gia cầm, trứng, thủy hải sản tươi sống, rau tươi khô và chế biến, quả tươi và chế biến, điện sinh hoạt, ga và các loại chất đốt khác, nhiên liệu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục. Thêm vào đó, tác giả đã xây dựng các mô hình được sử dụng để phân tích và dự báo  lạm phát cơ bản ở Việt Nam trong ngắn hạn.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

- Kỳ vọng của lạm phát cơ bản có tác động mạnh tới lạm phát cơ bản ở thời kỳ hiện tại, các yếu tố từ phía cung và phía cầu cũng như yếu tố tiền tệ cũng có ảnh hưởng tới lạm phát cơ bản. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ yếu tố tiền tệ tới lạm phát cơ bản là không nhiều. Bên cạnh đó, sự mở cửa của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực từ những yếu tố bên ngoài tới lạm phát cơ bản của Việt Nam. Trong khi đó, phương pháp hồi quy từng bước chỉ ra chỉ số giá năng lượng là yếu tố tác động quan trọng nhất, điều này hàm ý rằng, việc kiểm soát lạm phát cơ bản cần chú ý tới yếu tố giá năng lượng. Việc ảnh hưởng của yếu tố giá năng lượng tới lạm phát cho thấy ảnh hưởng chéo hay ảnh hưởng lan tỏa từ giá năng lượng tới các giá khác trong nền kinh tế Việt Nam là khá lớn trong thời gian qua.

- Xét về mối quan hệ dài hạn, khi cung tiền, chỉ số giá nhập khẩu, lương và tỷ giá tăng sẽ làm cho lạm phát cơ bản tăng, còn lãi suất không có ảnh hưởng nhiều tới lạm phát cơ bản trong dài hạn.

- Các mô hình được sử dụng để dự báo lạm phát bao gồm: Mô hình ARIMA, mô hình GARCH và mô hình MARKOV. Dựa trên các chỉ số RMSE, MAE và MAPE, luận án đã rút ra kết luận là mô hình ARIMA dự báo lạm phát cơ bản chính xác hơn các mô hình còn lại. Nguyên nhân là do lạm phát cơ bản được xem là lạm phát tương đối ổn định trong dài hạn khi đã loại bỏ các yếu tố sốc và các yếu tố có dao động mạnh trong chỉ số lạm phát. Luận án áp dụng phương pháp kết hợp dự báo có ảnh hưởng tuyến tính của thời gian và kết quả cho thấy chất lượng dự báo đã được cải thiện đáng kể nếu xét theo tiêu chí RMSE.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------


NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Research title: Analysis and Forecast of Core Inflation in Vietnam using Econometric Models
Major: Economics (Economic Mathematics).
Ph.D. candidate: Nguyen Ngoc Quynh                                          
Supervisor 1: Prof.Dr  Nguyen Cao Van;
Supervisor 2: Dr. Nguyen Thi Thu Hang

New theoretical and academic contributions

After analyzing the theoretical basis of core inflation fully, this thesis proposed the methods to build and calculate the quarterly core inflation index in line with the practice of Vietnam’s economy in period 2000-2015. Accordingly, core inflation is calculated based on inflation after eliminating 13 commodities of sub-class 3 including rice, wheat and grains, meat, poultry, eggs, fresh seafood, fresh, dried and processed vegetables, fresh and processed fruits, residential electricity, gas and other fuels, fuels, medical services, and education services. In addition, the author has developed the models used to analyze and forecast core inflation in Vietnam in the short term.

New proposals based on research results

- Expectation on core inflation has a strong impact on core inflation in the current period, and supply and demand side factors as well as monetary factors also have impact on core inflation. However, the impact from monetary factors on inflation is not much. In addition, the opening of the Vietnamese economy in recent years has also caused the negative impact from the external factors on Vietnams core inflation. Meanwhile, the stepwise regression indicates that the energy price index is the most important factor, which implies that energy price factor should be focused in core inflation controlling. The impact of the energy price on core inflation shows that cross-effects or spillover effects from energy price to other prices in Vietnamese economy are significant.

- In long-term relationship, money supply, import price index, wage and exchange rate increase will cause an increase in core, while interest rate does not have much impact core inflation.

- Some models used to forecast core inflation include: ARIMA model, GARCH model, and MARKOV model. Based on the RMSE, MAE and MAPE criteria, the thesis concludes that the ARIMA model is more accurate than other models. The reason is that core inflation is considered relatively stable inflation in the long run because the shock factors and other fluctuating factors in the inflation index are eliminated. The thesis uses the combination forecast method that take into account the influence of time linear and the results show that the forecast quality has improved considerably in terms of RMSE criterion.