Nghiên cứu sinh Nguyễn Như Trang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 20/06/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Như Trang, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của hộ nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc".
Thứ tư, ngày 20/05/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quyết định lựa chọn sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của hộ nông dân vùng Trung du miền núi phía Bắc
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Như Trang
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quang Cảnh
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(i) Luận án thảo luận ảnh hưởng của bốn nhóm yếu tố tới quyết định lựa chọn của hộ nông dân trồng chè vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) bao gồm nhóm yếu tố thuộc về: hộ sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, thị trường và chính sách nhà nước. Cụ thể, luận án phát triển thêm ba nhân tố nghiên cứu mới: “Yêu cầu kỹ thuật của quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP”, “Chi phí đăng ký chứng nhận GAP” và “Hỗ trợ của nhà nước” trên cơ sở áp dụng lý thuyết Kinh tế học nông dân của Ellis (1980), khung nghiên cứu về quyết định sản xuất của hộ (FAO, 1995), kế thừa có chọn lọc từ lý thuyết Hành vi có kế hoạch của Ajzen (1975) và bối cảnh nghiên cứu. 
 
(ii) Luận án nghiên cứu quyết định áp dụng GAP và mở rộng hơn nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu quyết định duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP. 
 
(iii) Luận án sử dụng mô hình hồi quy xác suất có điều kiện Bivariate Probit nhằm ước lượng và phân rã tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố tác động tới quyết định duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP. Phương pháp này khắc phục nhược điểm ước lượng không hiệu quả của mô hình áp dụng lựa chọn và tiếp tục duy trì của mô hình Probit thông thường bởi đã bỏ qua ảnh hưởng của quyết định áp dụng tới quyết định duy trì.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án có các hàm ý sau:
 
(i) Quyết định áp dụng và duy trì có tương quan chặt với nhau. Quá trình áp dụng lần đầu tạo ra tác động gián tiếp làm tăng ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định duy trì. 
 
(ii) Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quyết định áp dụng sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP bao gồm: chủ hộ tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội thái độ của chủ hộ với tiêu chuẩn GAP, lợi ích của sản xuất chè, diện tích sản xuất chè, chính sách của nhà nước sản xuất chè.
 
(iii) Nữ chủ hộ, khoảng cách từ nhà tới trung tâm huyện, hỗ trợ đăng ký sản xuất chè GAP, doanh thu chè GAP, lợi ích sản xuất chè GAP, diện tích chè lớn, và chính sách hỗ trợ của nhà nước cho sản xuất chè GAP là những nhân tố chính thúc đẩy việc duy trì sản xuất chè theo tiêu chuẩn GAP.
 
(iv) Luận án đề xuất giải pháp thúc đẩy lựa chọn và duy trì sản xuất chè GAP ở vùng TDMNPB. Các giải pháp chính như: tập trung giải quyết vấn đề thị trường đầu ra, rà soát văn bản và chú ý vấn đề thực thi chính sách liên quan tới sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, cơ chế hỗ trợ các hộ duy trì sản xuất chè GAP. 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Dissertation Title: Decision on applying Good Agriculture Practices (GAP) standard in tea production of households in the Northern Midlands and Mountains region
Major: Agricultural Economics
PhD candidate: Nguyen Nhu Trang
Academic advisor: Assoc. Prof. Dr. Le Quang Canh 
Training institution: National Economics University
 
Contributions in terms of academics and theoretical perspectives
 
(i) Based on the Peasant economic of Ellis (1980), the household decision conceptual framework (FAO, 1995), selectively inherited from Theory Planned Behavior of Ajzen (1975), the thesis extends the theoretical frameworks by adding three new factors "Technical requirements of GAP production", “Registration costs of GAP adoption", "Government support", and the context of the study. 
 
(ii) The thesis studies the GAPs adoption decision and expanded than the previous studies by further studying the maintaining GAPs decision of tea-producing households. 
 
(iii) The thesis uses Bivariate Probit model to estimate and decompose the direct and indirect impacts on the maintaining GAP tea-producing decision of households. This method overcomes the ineffective and inconsistent estimated coefficients obtained from the single Probit models because of ignoring the influence of the first GAP adoption on the continued GAP adoption.
 
New findings and recommendations are drawn from the thesis
 
(i) The first GAP adoption and continued GAP adoption decisions have closely correlated. The first GAPs adoption has created an indirect effect that increases the impacts on the maintaining GAP decision. 
 
(ii) Factors that positively influence the first GAPs adoption include participation of households head in socio-political organizations, attitude of household head with GAPs, awareness on GAPs tea benefits, tea-planting area, state support policies.
 
(iii) Female household head, distance from home to the farm, assistance on costs of GAP registration, GAPs tea revenue, awareness of GAPs tea production benefits, tea-planting area, and government support policy for GAPs are the main factors promoting the continuity of GAP standards in tea production. 
 
(iv) The thesis proposes recommendations to promote selection and sustain of GAPs standard in tea production. They are: focusing on resolving the output market, reviewing legal documents especially to the implementation of GAPs tea policies, and supporting households to sustain GAPs standard in tea production.