Nghiên cứu sinh Nguyễn Phùng Quân bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 06/11/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Phùng Quân, chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài "Chính sách giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số tái định cư do xây dựng thủy điện trọng điểm của Việt Nam - Nghiên cứu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc".
Thứ hai, ngày 18/10/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số tái định cư do xây dựng thủy điện trọng điểm của Việt Nam - Nghiên cứu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Chuyên ngành: Khoa học quản lý                                                        Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Phùng Quân                            Mã NCS: NCS38.09B2QL
Người hướng dẫn: PGS.TS Mai Ngọc Anh; TS. Nguyễn Lâm Thành
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Về lý thuyết liên quan đến chính sách giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số tái định cư do xây dựng thủy điện nói riêng, luận án chỉ rõ tính chất khác biệt và đặc biệt của việc làm đồng bào dân tộc thiểu số và các chính sách giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể là: Việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực cư trú là việc làm gắn liền với sinh kế, giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực cư trú việc đầu tiên chính là giải quyết việc làm gắn với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy các chính sách hỗ trợ sinh kế, đời sống sẽ là yếu tố bắt buộc của chính sách giải quyết việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số tái định cư do xây dựng thủy điện.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, luận án chỉ ra những yếu tố nội tại của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số tái định cư do xây dựng thủy điện nói riêng, cụ thể như:  Phong tục tập quán, quan điểm sống, tập quán sinh hoạt, tập quán lao động…..Do chưa đánh giá đúng những yếu tố nội tại cộng với sự áp dụng cứng nhắc, rập khuôn đã khiến cho nhiều chính sách giải quyết việc làm không đạt được kết quả, kỳ vọng đặt ra.
Thứ hai, so với những nghiên cứu trước luận án đã đưa ra cách nhìn khách quan hơn đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể như: Không thể dùng các thước đo, quy chuẩn phổ thông áp dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tái định cư do xây dựng thủy điện, mà cần có những điều chỉnh quan trọng trong thước đo cho phù hợp. 
Thứ ba, giải quyết việc làm đối với đối tượng này là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, khởi đầu chính là đảm bảo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp sau đó mới là quá trình ổn định và phát triển các hình thái việc làm khác. Coi giải quyết việc làm cho đối tượng này là quá trình liên tục và có trình tự là một đề xuất mới đóng góp cho việc xây dựng chính sách của Luận án.

---------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation: Employment policy for ethnic minorities affected by key hydropower plant instructions in Vietnam – A study in Northern mountainous provinces. 

Specialty: Management Science                  Code: 9310110
PhD Student: Nguyen Phung Quan                      PhD  Student’s code: NCS38.09B2QL 
Supervisor: Assoc. Prof.Mai Ngoc Anh; PhD Nguyen Lam Thanh
Institution: National Economics University

Academic and theoretical contributions

Regarding the theory related to the employment policy for ethnic minorities in general and ethnic minorities resettled due to hydropower construction in particular, the thesis clearly points out the special and distinctive nature of the situation. Specifically, with ethnic minorities in the resident area, their jobs are associated closely with their livelihood, therefore, the priority in creating jobs for ethnic minorities in the area is provide opportunities associated with their livelihoods. In conclusion, policies that support livelihoods will be a mandatory element of employment policies for ethnic minorities resettled due to hydropower construction.
 
Finding and recommendations

Firstly, the thesis points out the intrinsic factors in ethnic minorities in general and ethnic minorities resettled by hydropower construction in particular, such as: manners and customs, view of life, traditional living and working practices, etc. Due to improper, stereotyped assessment of the internal factors, many employment settlement policies have not achieved results as expected.
Secondly, compared with previous studies, the thesis has given a more objective view of ethnic minorities. Specifically, it is not applicable to use universal measures and standards to ethnic minorities, particularly ethnic minorities who have been resettled due to hydropower construction. Therefore, critical adjustment shall be made to ensure suitable application of standards and measures.      
Thirdly, employment re-settlement for this community is a multi-stage process, starting with securing their sustainable livelihoods, followed by a stabilization and development process to create other employment types. Job creation for ethnic minority is a continuous and hierarchical process is a contribution of this thesis to the policy development.