Nghiên cứu sinh Nguyễn Phương Mai bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h00 ngày 14/03/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Phương Mai chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam.
Thứ ba, ngày 25/01/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển                               Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Mai                              Mã NCS: NCS36.023PT
Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Cương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Qua việc hệ thống hóa các lý thuyết về các yếu tố tác động đến thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại, luận án đã chỉ ra được các dạng quan hệ của thâm hụt ở hai khu vực, nhóm kênh truyền tải tác động giữa hai loại thâm hụt gồm nhóm biến kinh tế và nhóm biến phi kinh tế. 
Dựa trên tổng quan nghiên cứu thực nghiệm, luận án chỉ ra được xu hướng nghiên cứu mới bắt đầu xuất hiện từ  năm 2010. Đây là xu hướng chuyển đổi phương pháp nghiên cứu định lượng từ phân tích với mô hình đối xứng sang mô hình bất đối xứng để tăng độ tin cậy và phù hợp hơn với đặc điểm thực tế của các biến số vĩ mô. Nhận thấy đây là phương pháp tiên tiến, có nhiều ưu điểm, luận án đã thực hiện nghiên cứu với mô hình NARDL (là mô hình phân tích bất đối xứng) trên cơ sở có so sánh với kết quả từ mô hình VAR (là mô hình phân tích đối xứng truyền thống). Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng mô hình phân tích bất đối xứng trong chủ đề nghiên cứu này. 

2. Những đóng góp về mặt thực tiễn

Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích mới (bất đối xứng) mà luận án đã chỉ ra được ở Việt Nam giai đoạn 2005-2017 không tồn tại thâm hụt kép. Quan hệ giữa 2 loại thâm hụt là mối quan hệ tương tác qua lại, nghịch biến trong cả ngắn hạn và dài hạn. Luận án đã bổ sung thêm cho các phát hiện về mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này bằng việc khẳng định quan hệ giữa chúng chủ yếu mang tính bất đối xứng cả trong ngắn hạn và dài hạn, ngoại trừ tác động của thâm hụt thương mại đến thâm hụt ngân sách trong dài hạn là có tính đối xứng. Trong ngắn hạn, chúng tác động gián tiếp, qua các biến trung gian là GDP, tỷ giá và lãi suất. Trong dài hạn, hai thâm hụt tác động trực tiếp với nhau.
Dựa trên các kết luận đó, Luận án đã kết luận: Tập trung kiểm soát thâm hụt ngân sách là giải pháp phù hợp trong giai đoạn 2018 – 2030 do có khả năng duy trì ổn định lạm phát, phù hợp với mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ đến năm 2030.

--------------------------------

NEW FINDINGS OF THE DESERTATION

Research theme: The relationship between the budget deficit and the trade deficit in Vietnam
Specialization:     Development Economics                        Code: 9310105
PhD Candidate:    Nguyen Phuong Mai                      
Instructors:            Assoc. Prof. Vu Cuong, PhD.
Training institution: National Economics University

1.    Contributions in the academic and theoretical sphere

Through systematizing the theories on the determinants of budget deficit, trade deficit and their relationship, the dissertation has pointed out different variants of the relations as well as the transmit channels of the effects between two types of deficits, including economic and non-economic variables.
Based on a literature review of empirical research, a new research approach emerged since 2010 has been identified. That is the movement of quantitative research methods from symmetric to asymmetry analytical model to increase reliability of research findings, which has been better matched with the operating patterns of macro variables in reality. Recognizing advancement of this approach, the research has adopted NARDL model (which is an asymmetric analytical model). Findings from this adoption then are compared with the findings from application of VAR model (which is an symmetric analytical model). The dissertation is the first study in Vietnam, in which an asymmetric analytical model has been adopted in this research theme. 

2.    Contributions in the practical problem-solving sphere

By using the new analytical model (asymmetrical), the dissertation has shown that from 2005 to 2017in Vietnam, the phenomenon of twin deficit did not exist. The reciprocal and negative relation between two types of deficits was held in both short run and long run. Additional findings on this relationship are provided by confirming existence of asymmetric relation between budget and trade deficits in both short and long run, except symmetric impact of trade deficit on budget deficit in long run.  In short run, two deficits affect each other in indirect fashion, through the intermediate impacts of such variables as GDP, exchange rate and interest rate. By contrast, in long run, the two deficits directly affect each other.
Based on these findings, the following recommendation has been made: Concentration government effort on control of budget deficit is the most appropriate policy in the period of 2018 - 2030 in Vietnam, because the country is able to control inflation variable in a relatively stable manner, which is aligned the objectives of the Socio-economic Development Strategy towards 2030.