Nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Huy bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 08/04/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Quang Huy, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 25/02/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản sản xuất tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)    Mã số chuyên ngành: 62340410
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Huy            Mã NCS: NCS32.55QL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Đức Thọ, PGS.TS. Phạm Thị Thu Hà
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Từ tổng quan khái niệm QLNN, QLNN về ATTP, luận án đưa ra khái niệm Kiểm soát của Nhà nước về ATTP trong sản xuất thủy sản.
- Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN, QLNN về ATTP, QLNN về thủy sản, luận án xác định 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản: 1) Môi trường chính trị và hành chính nhà nước; 2) Môi trường kinh tế; 3) Môi trường Văn hóa xã hội; 4) Môi trường KHCN; 5) Các Hiệp hội và tổ chức trung gian; 6) DN SX thủy sản; và 7) Yêu cầu của thị trường thủy sản trong và ngoài nước.
- Luận án dựa trên cơ sở lý thuyết là 5 bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát quốc gia về thực phẩm của FAO, từ đó luận án xây dựng 5 bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản, bao gồm: 1) Luật, QCKT và các quy định; 2) Tổ chức bộ máy kiểm soát của Nhà nước; 3) Hoạt động thanh tra; 4) CSVC kiểm nghiệm và tài chính; 5) Thông tin, truyền thông và Đào tạo.
- Dựa trên tổng quan tài liệu về tiêu chí đánh giá QLNN, luận án xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm soát của Nhà nước về ATTP thủy sản: Hiệu lực, Hiệu quả, Phù hợp và Bền vững.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

- Một số nội dung của Luật ATTP (2010) còn chưa phù hợp, cần điều chỉnh, một số khái niệm chưa rõ ràng; Một số văn bản QLPL, QCKT còn chưa phù hợp, cần điều chỉnh.
- Điều chỉnh một số nội dung chưa phù hợp tại các văn bản hiện hành: Nghị định 115/2018/NĐ-CP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT như đã phân tích tại Chương II.
- Tổ chức bộ máy, phân công, phối hợp: còn những vấn đề, chưa thực sự hợp lý, cần thay đổi. Số lượng và chất lượng cán bộ: Cần tăng cường cả số lượng và chất lượng, bảo đảm trung bình 20-21 biên chế/địa phương và có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách quản lý ATTP nông lâm thủy sản trong Phòng Nông nghiệp/hoặc Phòng Kinh tế cấp quận, huyện.
- Hoạt động thanh tra ATTP thủy sản: cần tăng tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thanh tra, tái kiểm tra 100% cơ sở loại C.
- CSVC kiểm nghiệm ATTP thủy sản và tài chính: CSVC kiểm nghiệm ở cấp địa phương còn thiếu và lạc hậu, cần thực hiện được khoảng 40 chỉ tiêu ATTP, cả hóa học và sinh học.
- Thông tin, truyền thông và đào tạo về ATPP thủy sản: cần phối hợp với các cơ quan truyền thông lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, xây dựng chiến dịch truyền thông tới người dân và DN để nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của ATTP; thực hiện truyền thông trên mạng xã hội với sự tham gia của những người có tầm ảnh hưởng lớn.

-------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: State control on food safety of aquatic products produced in Vietnam
Major: Economic Management (Management Science) Code: 62340410
PhD student: Nguyen Quang Huy;  PhD Number: NCS32.55QL
Instructor: Assoc.Prof.Dr. Bui Duc Tho, Assoc.Prof.Dr. Pham Thi Thu Ha
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

- From an overview of the concept of state management, state management of food safety, the thesis introduces the concept of State control on food safety in seafood production.
- On the basis of research on factors affecting state management, state management of food safety, and state management of fisheries, the thesis identifies 7 groups of factors affecting State control over seafood safety: 1) The political and administrative environment of the state; 2) Economic environment; 3) Socio-Cultural Environment; 4) Science and technology environment; 5) Associations and intermediary organizations; 6) Seafood production enterprises; and 7) Requirements of domestic and foreign seafood markets.
- The thesis is based on the theory that there are 5 components constituting the national food control system of FAO, from which the thesis builds 5 components constituting the state control system on food safety of aquatic products, including: 1) Law, QC and regulations; 2) Organization of the State's control apparatus; 3) Inspection activities; 4) CSVC testing and financing; 5) Information, Communication and Training.
- Based on a literature review on criteria for assessing state management, the thesis identifies criteria for evaluating State control activities on aquatic food safety: Effectiveness, Effectiveness, Appropriateness and Sustainability.

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis

- Some contents of the Law on Food Safety (2010) are still inappropriate, need to be adjusted, some concepts are not clear; Some legal and technical documents are not appropriate and need to be adjusted.
- Adjusting some inappropriate contents in current documents: Decree 115/2018/ND-CP, Decree 15/2018/ND-CP, Circular 48/2013/TT-BNNPTNT, Circular 45 /2014/TT-BNNPTNT as analyzed in Chapter II.
- Organizational apparatus, assignment, coordination: there are problems that are not really reasonable and need to be changed. Quantity and quality of staff: It is necessary to increase both quantity and quality, ensure an average of 20-21 staff/locality and have at least 1 staff in charge of food safety management of agro-forestry-fishery in the Department of Agriculture. /or Economic Office at district level.
- Inspection of seafood food safety: it is necessary to increase the effectiveness and efficiency of inspection and re-inspection of 100% of Class C establishments.
- CSVC testing seafood safety and finance: CSVC testing at the local level is still lacking and outdated, it is necessary to achieve about 40 food safety criteria, both chemical and biological.
- Information, communication and training on seafood ATPP: it is necessary to coordinate with major media agencies such as Vietnam Television Station, build a communication campaign for people and businesses to raise awareness and importance importance of food safety; implement social media with the participation of big influencers.