Nghiên cứu sinh Nguyễn Quỳnh Hoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 17/11/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Quỳnh Hoa, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 17/11/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

 
Đề tài luận án: Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển    Mã số: 62.31.01.05
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quỳnh Hoa
Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Ngô Thắng Lợi   2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương
 
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận 
 
• Với cách tiếp cận mới xem xét đất đai là một yếu tố nguồn lực sản xuất, Luận án đã xác định 2 nội dung gắn với việc phân tích bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất đó là (i) khả năng được sử dụng đất để sản xuất và (ii) việc sử dụng đất sản xuất để thu lợi. Trên cơ sở đó, luận án đã cụ thể hóa nội dung phân tích theo 5 khía cạnh: (1) Khả năng có đất sản xuất; (2) Nguồn gốc đất sản xuất; (3) Được đảm bảo quyền sử dụng đất; (4) Quy mô đất sản xuất sử dụng; (5) Năng suất đất. Trong mỗi khía cạnh, luận án đều đưa ra nội dung và các tiêu chí đánh giá (các nghiên cứu trước chủ yếu xem xét đất với tư cách là tài sản và đánh giá theo 3 khía cạnh, trong đó các khía cạnh đó không được phân nhóm cụ thể theo các nội dung tiếp cận).
 
• Luận án đã sử dụng cách tiếp cận định lượng với phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui dựa trên số liệu thống kê qui mô lớn, mang tính đại diện cho cả nước để đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam (trước đây các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính và phương pháp phân tích thống kê mô tả, hầu như có rất ít nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui kinh tế lượng để phân tích, nếu có cũng chỉ dựa trên số liệu điều tra với giới hạn đối tượng điều tra trong phạm vi nhỏ). Phương pháp này giúp đưa ra bằng chứng khách quan và tin cậy.
 
• Với phương pháp ước lượng bằng các mô hình hồi quy, luận án đề xuất sử dụng phương pháp hồi quy với thủ tục Heckman 2 bước để đảm bảo tính không chệch và vững của các giá trị ước lượng. Ngoài ra, việc sử dụng mô hình ước lượng phân rã Oaxaca - Blinder giúp luận án có thể giải thích sự khác biệt trong tiếp cận đất sản xuất giữa hộ gia đình chủ hộ nam giới và chủ hộ nữ giới một cách cụ thể và chi tiết hơn.
 
Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Từ khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã đề xuất, sử dụng nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao, luận án đã chỉ ra rằng:
 
• Trên phạm vi cả nước, trong tiếp cận đất sản xuất thì lợi thế thuộc về các hộ gia đình có chủ hộ là nam giới ở cả 2 nội dung, trong đó bất bình đẳng giới trầm trọng hơn trong các khía cạnh khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi.
 
• Xét theo vùng và dân tộc, mức độ bất bình đẳng giới có sự khác biệt. Đặc biệt, luận án đã phát hiện ra một xu hướng “ngược” ở vùng miền núi phía Bắc và nhóm dân tộc thiểu số, khi bất lợi thuộc về các hộ gia đình chủ hộ nam giới trong khía cạnh có đất sản xuất.
 
• Luận án đã phát hiện 4 nhóm nguyên nhân tác động tới bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất, đó là: (i) cơ chế chính sách (thể chế chính thức); (ii) các yếu tố thuộc về phong tục tập quán, văn hóa, nhận thức (thể chế phi chính thức); (iii) thị trường và (iv) đặc điểm hộ gia đình, trong đó (bằng cả phương pháp thống kê mô tả và mô hình định lượng) luận án khẳng định 3 nhóm yếu tố đầu có tác động lớn và có xu hướng làm gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận đất sản xuất. 
 
• Tương ứng với những phát hiện về các nguyên nhân tác động, luận án đưa ra các gợi ý giải pháp, chính sách để thực hiện bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất tại Việt Nam trong những năm tới, cụ thể: (i) Hoàn thiện thể chế chính thức đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất; (ii) Đổi mới công tác truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội đặc biệt là phụ nữ về quyền bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất; (iii) Nâng cao năng lực tự thân của phụ nữ (iv) Tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện các chính sách liên quan đến quyền bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất; (v) Thúc đẩy hoạt động của thị trường đất nông nghiệp. 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
 
Dissertation topic: Gender equality in access to productive land in Vietnam 
Specialization: Development Economics Code: 62.31.01.05 
PhD Candidate: Nguyen Quynh Hoa
Supervisors: 1. Prof. Dr. Ngo Thang Loi                                2. Ass. Prof. Dr. Nguyen Thi Lan Huong
 
Theoretical contributions
 
• With the new approach of considering the land is a factor of production resources, the thesis has identified 2 content associated with the analysis of gender equality in access to productive land that is (i) the ability to be used land for production and (ii) the use of productive land for profit. On this basis, the thesis was specified content analysis according to the 5 aspects: (1) the ability to have productive land; (2) the origin of productive land; (3) To ensure the land use rights; (4) the scale of used productive land; (5) the productivity of the land. In every aspect, the thesis points out the content and evaluation criteria (previous studies mainly consider land as property and evaluate in the three aspects in which the aspects are not assigned into specific groups).
 
• The thesis uses quantitative approach with with descriptive statistical methods and regression model based on large sample size, representative for the country data to assess the situation of gender equality in access to productive land in Vietnam (formerly the main study used qualitative methods to assess the status of gender equality in access to productive land in Vietnam (most of previous studies in this field used qualitative methods and descriptive statistical methods, while there is very little research using econometric regression model to analyze and mainly based on data with limited subject survey). This method will provide objective and reliable evidences.
 
•  By using regression model estimation method, the thesis proposes using Heckman’s sample selection model (Heckman 2 stage method) to ensure unbiased and consistent estimate of the value. In addition, the use of Oaxaca-Blinder decomposition method for linear and non - linear regression help explaining  the differences in access to productive land between male - head households and female - head households in a particular way and more details.
 
New findings and proposals
 
From the theoretical framework and research methodology was suggested, using a highly reliable data source, the thesis has shown that:
 
• On nationwide, in access to productive land, the advantage belongs to the households headed by men in both aspects, in which gender inequality is aggravated in the aspect of using productive land for profit.
 
• By region and ethnic group, the level of gender inequality in access to productive land is different. In particular, the thesis has discovered a tendency to "reverse" in northern mountainous areas and ethnic minority groups, where male head households are disadvantage in the ability to have productive land
 
• The thesis gives out four groups of causes affecting gender equality in access to productive land, namely: (i) policy mechanisms (formal institutions); (ii) the elements belong to the customs, culture, cognitive (informal institutions); (iii) market and (iv) the characteristics of households, which the 3 first groups of factors have been assessed as major causes and tended to increase inequality in access to productive land by both descriptive statistical method and quantitative models. 
 
• Consistent with the findings on the causes, the thesis makes some policy implementations for gender equality in access to productive land in Vietnam in the coming years, namely: (i) improve formal institutions to ensure gender equality in access to productive land; (ii) Renovating the Media to raise awareness of the society especially women about gender equality in access to productive land; (iii) enhance the capacity of the women themselves (iv) Implementing and monitoring and evaluating the implementation of policies relating to gender equality in access to productive land; (v) Promote the operation of agricultural land markets.