Nghiên cứu sinh Nguyễn Quỳnh Hoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 14/12/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Quỳnh Hoa chuyên ngành Quản trị nhân lực với đề tài: Ảnh hưởng của các khía cạnh lòng tin đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội.
Thứ sáu, ngày 21/10/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của các khía cạnh lòng tin đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội
Ngành: Quản trị nhân lực
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quỳnh Hoa
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thành Độ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, trên nền tảng các lý thuyết trao đổi xã hội, lý thuyết xây dựng lòng tin tương tác và tin tưởng nhanh chóng, luận án đã xác định khung lý thuyết để nghiên cứu đồng thời luận chứng thêm các khái niệm nghiên cứu liên quan như các khía cạnh của lòng tin, hành vi chia sẻ cá nhân và mối quan hệ giữa chúng. Luận án cũng kế thừa và mở rộng mô hình nghiên cứu trong đó giải thích được các khía cạnh tâm lý của một cá nhân đó là lòng tin có ảnh hưởng tới quyết định thực hiện hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp, đồng thời cũng cho thấy vai trò của các khía cạnh này trong quá trình xây dựng, gia tăng sự tin tưởng giữa các giảng viên. 
Điểm mới trong mô hình đề xuất là : i) luận án đã chứng minh việc đi sâu nghiên cứu các khía cạnh của lòng tin có thể lý giải cách tác động và gia tăng hành vi chia sẻ của một cá nhân từ bên trong.ii) bổ sung biến “sự lo lắng bị mất thể diện” điều tiết mối quan hệ giữa các khía cạnh của lòng tin vào hành vi chia sẻ tri thức. Biến này đã được nghiên cứu dưới vai trò điều tiết trong các nghiên cứu của Chu(2006);Birgit(2006);  tuy nhiên các kết quả còn mang ý nghĩa phân tán.ii) so với mô hình gốc của Usoro(2007) luận án đã bổ sung thêm hai biến: “khía cạnh cảm xúc của lòng tin”,”khía cạnh nhận thức của lòng tin” khi xem xét ảnh hưởng của các khía cạnh lòng tin đến hành vi chia sẻ để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu cũng như đặc thù của giảng viên tại Hà Nội. 
Thứ hai, nghiên cứu đã đưa biếm kiểm soát với các thành phần : độ tuổi, giới tính và cấp độ quản lý của giảng viên vào mô hình nghiên cứu nhằm kiểm định sự khác biệt trong hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học ở Hà nội. Bằng phương pháp phân tích đa nhóm, luận án đã chỉ ra nam giảng viên có xu hướng chia sẻ nhiều hơn nữ giảng viên trong khi độ tuổi và cấp độ quản lý không có sự khác biệt      

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Thứ nhất, nghiên cứu đã xác định có tới 4 trên 5 khía cạnh của lòng tin có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên bởi cả nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó mạnh nhất là “lòng tin vào năng lực chuyên môn”, tiếp đó là “cảm xúc của lòng tin”, “khía cạnh đạo đức của lòng tin” và cuối cùng là “khía cạnh tính chính trực của lòng tin”. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng biến “sự lo lắng bị mất thể diện” có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa “khía cạnh lòng tin vào năng lực chuyên môn”, “khía cạnh cảm xúc của lòng tin” và “hành vi chia sẻ tri thức” theo hướng ngược chiều. 
Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu luận án đã đề xuất một số khuyến nghị đối với các trường đại học, các giảng viên và các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức của các giảng viên trong các trường đại học tại Hà Nội. Theo đó, để thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức, phải giúp giảng viên gia tăng lòng tin với đồng nghiệp đặc biệt là lòng tin vào năng lực chuyên môn, đồng thời cần tạo ra môi trường tin tưởng lẫn nhau nhằm gia tăng khía cạnh cảm xúc của lòng tin cá nhân. Các chính sách liên quan đến xây dựng văn hoá trường đại học, đặc biệt hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho các giảng viên cũng là những khuyến nghị của luận án. 

--------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: The impacts of dimensions of trust on knowledge sharing behavior of public universities in Hanoi.

Major: Human resource management             Code: 9340101
PhD Candidate: Nguyen Quynh Hoa                   Student ID: NCS38.098NL
Supervisor: Prof.Dr Nguyen Thanh Do         
Institution:  National Economics University

New contributions for the academics and theory:

Firstly, based on the research overview of The social exchange theory, The interactive trust-building theory, and the swift trust theory, the thesis has identified a theoretical framework for research and justifies more related as: dimensions of trust, individual sharing behaviors, and the relationship between them. The thesis also inherits and expands the research model that explains how a person's psychological characteristics—such as trust—affect their ability to share decisions with others. It also illustrates how these characteristics play a part in the process of fostering trust among lecturers.
The new point in the proposed model is : i) The thesis has demonstrated that in-depth investigation into the characteristics of trust can adequately explain a person's sharing behaviors.ii ) the variable “fear of losing face” moderates the relationship between the dimensions of trust and knowledge-sharing behaviors. In the works of Chu (2006), Birgit (2006), and Wang(2019), this variable has been investigated as a moderator; nonetheless, the findings are likewise inconsistent. ii) The thesis has added two aspects—"emotional-based trust" and "cognitive-based trust"—to the original Usoro (2007) model while examining the impact of trust dimensions on lecturers' sharing behavior in Hanoi. 
Secondly, the study adjusted the control variable scales (age, management level and gender) to suit the organizational context of universities in Vietnam. The multi-group analytic method used in this thesis has revealed that male professors prefer to share more than female lecturers, despite there being no age or gender differences.

New findings and proposals are drawn from the research of the thesis:

Firstly, both qualitative and quantitative research has revealed that 4 out of 5 trust factors have favorable effects on lecturers' knowledge-sharing behavior. Competence-based trust is the most powerful, followed by emotional-based trust, benevolence-based trust, and integrity-based trust. The study's findings, in particular, showed that the variable "fear of losing face" had a negative moderating effect on the relationship between "the dimensions of trust" and "knowledge-sharing behavior."
Secondly, the thesis proposes strategies and suggestions for educational management at universities to encourage and improve professors' information sharing. As a result, lecturers must foster a culture of information sharing among their students by fostering greater levels of colleague trust and ability. In order to improve knowledge sharing, a climate of mutual trust must be established.