Nghiên cứu sinh Nguyễn Quỳnh Trang bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 21/07/2022 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Quỳnh Trang chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam.
Thứ hai, ngày 20/06/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng    Mã số: 9340201
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Quỳnh Trang   
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đàm Văn Huệ 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, theo lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991), chuẩn mực chủ quan là yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế (TTT) của người nộp thuế (NNT). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra chuẩn mực chủ quan là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi TTT của hộ kinh doanh cá thể (KDCT) trong các làng nghề ở Việt Nam và chưa từng được nghiên cứu trước chỉ ra. Đây là đóng góp mới về mặt lý luận của luận án khi mà chuẩn mực chủ quan với đặc trưng riêng có với hộ KDCT làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở Việt Nam - nơi mà văn hóa “làng xã” (văn hóa gia đình và dòng tộc), văn hóa phường, hội nghề hiện hữu hàng ngày. Khi đó ảnh hưởng những người thân (trong gia đình, dòng họ, phường, hội) - những người thường có sự hỗ trợ (về mặt vật chất, trí tuệ) và dìu dắt (định hướng), làm chỗ dựa cho nhau trong cuộc sống, trong kinh doanh đối với hộ KDCT sẽ ảnh hưởng nhiều đến hành vi TTT của họ.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu chỉ ra niềm tin vào cơ quan thuế (CQT) là biến trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức công bằng và hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam. Kết quả này đồng thuận với nhiều nghiên cứu trước (Alm và cộng sự, 2012; Kogler và cộng sự, 2013; Lisi, 2014), nhưng trái với nhận định niềm tin ảnh hưởng đến công bằng và dẫn đến gia tăng hành vi TTT (Jimenez và Iyer, 2016) và niềm tin vào CQT điều chỉnh mối quan hệ giữa nhận thức công bằng và tuân thủ thuế (Fadjar O.P. Siahaan,2012; Abba Ya’u và Natrah Saad, 2019). Kết quả ngày có thể hiểu, khi CQT hành động công bằng đối với NNT, sẽ nuôi dưỡng niềm tin trong họ và qua đó kích thích hành vi TTT. 

Thứ ba, kết quả nghiên cứu chỉ ra khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế ảnh hưởng đến hành vi TTT bắt buộc, nhưng ảnh hưởng này chỉ rõ ràng khi nhận thức về quyền lực của CQT ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam là cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam khi mà hoạt động kiểm tra thuế được thực hiện nhiều nhưng hành vi tuân thủ thuế ở hộ KDCT không có nhiều cải thiện (khi mà số thuế thu từ hộ KDCT vẫn chưa tương xứng với kết quả kinh doanh thực tế của các hộ KDCT) và điều này là do nhận thức về quyền lực của CQT là thấp ở hộ KDCT. 

Đóng góp về mặt thực tiễn

Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hành vi TTT ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam: (i) CQT cần tăng cường phối hợp với tổ chức phường, hội ở xã/phường tổ chức hội nghị chuyên đề cập nhật các chính sách pháp luật thuế mới (sửa đổi, bổ sung) để thông tin kịp thời đến hộ KDCT và để hộ KDCT hiểu, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; (ii) Định kỳ, CQT rà soát các trường hợp hộ KDCT có dấu hiệu rủi ro cao để lựa chọn, bổ sung vào kỳ kế hoạch thanh tra kiểm tra điều chỉnh hàng năm hoặc thanh tra đột xuất; (iii) các biện pháp xử phạt đối với những hành vi gian lận thuế cần nghiêm minh và mức phạt ở lần sau cao hơn nhiều lần so với lần đầu để từ đó góp phần gia tăng hành vi TTT của hộ KDCT.

----------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Factors affecting tax compliance behaviours of individual business households in craft villages in Vietnam
Major: Finance - Banking                     Code: 9340201
PhD student: Nguyen Quynh Trang    
Instructor: Assoc. Prof. Dr.Dam Van Hue 

New academic and theoretical contributions  

Firstly, according to the theory of planned behaviours (Ajzen,1991), subjective norms are the factor affecting tax compliance behaviours of taxpayers. However, the research results show that subjective norms are the factor most affecting tax compliance behaviours of individual business households in craft villages in Vietnam which has never been shown in previous studies. This is a new theoretical contribution of the thesis when subjective norms have their own characteristics are unique with individual business households doing trades and doing business in craft villages in Vietnam - where the "village" culture (family and clan culture) and professional guild culture are prominent every day. Then influence of relatives (in the family, clan, guild) - who often support (materially, intellectually) and guide (orientation) for each other in life, in business for individual business households will greatly affect their tax compliance behaviours.

Secondly, the research results show that trust in tax authorities is an intermediate variable in the relationship between the awareness of fairness and tax compliance behaviours of individual business households in craft villages in Vietnam. This result is consistent to many previous researches (Alm et al., 2012; Kogler et al., 2013; Lisi, 2014), but contrary to the judgment that trust affects fairness and leads to increase in tax compliance behaviours (Jimenez and Iyer, 2016) and trust in tax authorities regulates the relationship between awareness of fairness and tax compliance (Fadjar O.P. Siahaan, 2012; Abba Ya'u and Natrah Saad, 2019). The results can be understood, when tax authorities act fairly to taxpayers, it will nurture their trust and thereby stimulate tax compliance behaviours. 

Thirdly, the research results show that the possibility of tax examination and inspection affects enforced tax compliance behaviours, but this influence is only apparent when the awareness of power of tax authorities of individual business households in the craft villages in Vietnam is high. These research results are consistent with the context in Vietnam where tax inspection activities are carried out a lot, but tax compliance behaviours of individual business households have not improved much (when the tax amount collected from individual business households is still not commensurate with the actual business results of individual business households) and this is due to the low awareness of power of tax authorities in individual business households. 

Practical contributions

Based on research results, the thesis offers some recommendations to promote tax compliance behaviours in individual business households in craft villages in Vietnam: (i) Tax authorities need to strengthen coordination with guild organizations in communes/wards to organize symposiums to update new tax laws (amended and supplemented) to promptly inform individual business households and so that individual business households can understand and comply with legal regulations; (ii) Periodically, the tax authorities reviews the cases of individual business households showing signs of high risk to select and add to the annual inspection plan period or irregular inspection period; (iii) the penalties for tax frauds need to be strict and the penalty level for the next time is many times higher than that of the first time, thereby contributing to the increase of the tax compliance behaviours of individual business households.