Nghiên cứu sinh Nguyễn Thái Bình bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 06/04/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thái Bình, chuyên ngành Quản trị nhân lực với đề tài: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công An.
Thứ năm, ngày 23/02/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công An
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực            Mã số: 9340404
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thái Bình            Mã NCS: NCS38.096NL
Người hướng dẫn 1: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Người hướng dẫn 2: TS. Trần Huy Phương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội của Blau (1964) và lý thuyết xây dựng mở rộng công việc dựa vào cảm xúc tích cực của Fredrickson (2001) nghiên cứu này đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công An. Cụ thể, lý thuyết trao đổi xã hội được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa thực hành quản trị nhân lực, cam kết tổ chức và hành vi đổi mới của nhân viên trong khi lý thuyết xây dựng mở rộng công việc dựa vào cảm xúc tích cực củng cố thêm mối liên kết giữa cam kết tổ chức, gắn kết công việc từ đó dẫn đến hành vi đổi mới của các cá nhân trong tổ chức.
Thứ hai, bên cạnh việc chỉ ra mối quan hệ giữa thực hành quản trị nhân lực, gắn kết công việc, cam kết tổ chức, hành vi đổi mới của nhân viên như các nghiên cứu trước đã thực hiện ở các nước phát triển thì nghiên cứu này khẳng định thêm vai trò trung gian của cam kết tổ chức, gắn kết công việc trong mối quan hệ giữa thực hành quản trị nhân lực và hành vi đổi mới cũng như vai trò điều tiết của môi trường đổi mới trong mối quan hệ giữa cam kết tổ chức và hành vi đổi mới đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam – một quốc gia mới nổi.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Kết quả của Luận án cho thấy thực hành quản trị nhân lực tác động trực tiếp và gián tiếp đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công An thông qua vai trò trung gian của gắn kết công việc và cam kết tổ chức. Bên cạnh đó, vai trò điều tiết của môi trường đổi mới cũng được khẳng định trong mối quan hệ giữa cam kết tổ chức và hành vi đổi mới
Kết quả của Luận án đưa ra những gợi ý cho các nhà quản trị cũng như người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công An trong việc áp dụng thống nhất những hoạt động thực hành quản trị nhân lực để cải thiện sự gắn kết công việc, cam kết tổ chức từ đó nâng cao hành vi đổi mới của người lao động trong công ty. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định khi các doanh nghiệp chú trọng vào thực hành quản trị nhân lực, người lao động sẽ có thái độ tích cực và tính trách nhiệm cao hơn với công việc. Từ đó, mức độ gắn kết và tính cam kết của họ dần dần được cải thiện kéo theo đó là các hoạt động sáng tạo và hành vi đổi mới trong công việc. 

-------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION 

Topic: Influences of human resources management practices on innovative behavior of workers in companies belonging to the Ministry of Public Security
Major: Labor Economics                  Code: 9340404
PhD attendant: Nguyen Thai Bình             Attendant’s Code: NCS38.096NL
Supervisor 1: Assoc. Prof. Dr. Vu Hoang Ngan
Supervisor 2: Dr. Tran Huy Phuong
Training facility: National Economics University

Theoretical contributions

Firstly, according to social exchange theory by Blau (1964) and broaden-and-build theory of positive emotion by Fredrickson (2001), this research has built a research model on studying the influences of human resources management practices on innovative work behavior of employees in companies belonging to the Ministry of Public Security. Specifically, social exchange theory was used to explain the relationship between human resource management practices, organizational commitment and innovative behavior of employees while broaden-and-build theory of positive emotion reinforces the link between organizational commitment, work engagement, and thus, innovative behavior of individuals in the organization.
Secondly, aside from pointing out the relationship between human resources management practices, work engagement, organizational comitment, and innovative behavior of employees, like previous research has done in developed countries, this research reafffirms the intermediary role of organizational commitment, work engagement in the relationship between human resources management practices and innovative behavior as well as the moderating role of innovative environment in the relationship between organizational commitment and  innovative behavior especially in the context of Vietnam – an emerging country.

Recommendations obtained from research findings

Results from the thesis shows that human resourcs management practices have direct and indirect influences on innovative behavior of employees in companies belonging to the Ministry of Public Security, through the intermediary roles of work engagement and organizational commitment. Aside from that, the moderating role of innovative environment was also confirmed in the relationship between organizational commitment and innovative behavior.
Results from the thesis bring suggestions to managers as well as employees in companies belonging to the Ministry of Public Security in applying unified human resources management practices to improve work engagement, organizational commitment, and advancing innovative behavior of workers in such companies. At the same time, results from the research also confirm that when enterprises focus on human resources management practices, employees will have a more positive attitude and higher accountability at work. From then, the extent  of engagement and commitment gradually improves, bringing along creative activities and innovative behavior at work.