Nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Bình bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 21/07/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thanh Bình chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD), với đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ y tế đến sự hài lòng của bệnh nhân tại các bệnh viện công ở Việt Nam.
Thứ hai, ngày 20/06/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ y tế đến sự hài lòng của bệnh nhân tại các bệnh viện công ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                                    Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Bình         
Người hướng dẫn: GS.TS Hoàng Văn Cường

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

- Trên cơ sở kế thừa bộ công cụ thang đo của mô hình lý thuyết SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1988) và mô hình thực nghiệm KQCAH của Sower et al. (2001) cũng như các nghiên cứu của Venkatesh và Ross D.S. (2015), Param Hans Mishra và Tripti Mishra (2014), Ala’Eddin M.K.A. và cộng sự (2016); luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của bệnh nhân trong bối cảnh các bệnh viện công ở Việt Nam, nơi có những đặc điểm khác biệt (có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và giá cả) so với các mẫu của các nghiên cứu khác.

- Luận án cũng làm rõ sự khác biệt về cơ chế quản lý ở các bệnh viện công, bao gồm tự chủ toàn bộ và tự chủ một phần, tới sự hài lòng của bệnh nhân khi sử dụng các dịch vụ tại hai nhóm bệnh viện này.

- Sự khác biệt về cơ chế tự chủ được biểu thị rõ nhất ở giá cả dịch vụ ở các bệnh viện này và do vậy, luận án đã đưa thêm biến điều tiết “Viện phí” vào mô hình nghiên cứu để đo lường sự ảnh hưởng của biến điều tiết đó đến mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

- Cuối cùng, luận án cũng đưa thêm biến kiểm soát về nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ, nghề nghiệp, nhóm bệnh nhân (có hay không sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế)…. của bệnh nhân để đánh giá mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng biến đó đến mức độ hài lòng của bệnh nhân.

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:   

- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Thứ nhất, chất lượng dịch vụ y tế tại các bệnh viện này có chiều hướng tốt lên, thể hiện qua các tiêu chí: Số lượng giường bệnh, tổng số lượt khám chữa bệnh, tổng số lượt điều trị nội trú của bệnh, số ngày điều trị nội trú, số lần chẩn đoán hình ảnh, tỷ lệ tử vong. Thứ hai, kết quả nghiên cứu định lượng đã chỉ ra cả 5 yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ y tế đều ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của bệnh nhân tại các bệnh viện công tuyến Trung ương ở Việt Nam.

- Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích đa nhóm có kiểm định Chi-Square để xác định xem sử dụng mô hình khả biến hay mô hình bất biến phù hợp hơn trong nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có sự khác biệt về mức độ hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ y tế tại các bệnh viện công tuyến Trung ương tự chủ toàn bộ về chi thường xuyên (tự bảo đảm toàn bộ) và các bệnh viện công tuyến Trung ương tự chủ một phần về chi thường xuyên (tự đảm bảo một phần) ở Việt Nam. Trong đó người bệnh đa phần hài lòng về chất lượng dịch vụ y tế tại các bệnh viện tự chủ toàn bộ hơn là bệnh viện tự chủ một phần. Kết quả này càng khẳng định rằng Nghị định 16/2015 của Chính phủ đưa ra khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có bệnh viện) tự chủ là hiệu quả và tốt. 

-  Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích phương sai Anova để phân tích sự khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ y tế giữa các nhóm nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, mức thu nhập, nhóm bệnh nhân); Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có sự khác biệt về sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ y tế tại các bệnh viện công ở Việt Nam thể hiện qua sự khác biệt về nhóm bệnh nhân có Bảo hiểm y tế và nhóm bệnh nhân không có Bảo hiểm y tế.

- Bộ công cụ thang đo riêng về chất lượng dịch vụ y tế mà luận án xây dựng nên sẽ là cẩm nang để các cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Y tế, các sở Y tế) có thể áp dụng bộ thang đo này định kỳ đánh giá chất lượng dịch vụ y tế của đơn vị cung cấp dịch vụ, đồng thời cũng khảo sát được mức độ hài lòng của bệnh nhân để từ đó có các chế tài đối với nhà cung cấp dịch vụ y tế ở Việt Nam.”

-------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION

Thesis topic: Research on the influence of medical service quality on patient satisfaction at public hospitals in Vietnam
Major: Business Management            Code: 9340101
PhD Candidate: Nguyen Thanh Binh       
Instructor: Prof.Dr Hoang Van Cuong

New contributions for the academics and theory:

- On the basis of inheriting the scale of the theoretical model SERVQUAL of Parasuraman et al. (1988) and the experimental model KQCAH of Sower et al. (2001) as well as studies by Venkatesh and Ross D.S. (2015), Param Hans Mishra and Tripti Mishra (2014), Ala'Eddin M.K.A. et al (2016); The thesis has clarified the relationship between medical service quality and patient satisfaction in the context of public hospitals in Vietnam, where there are different characteristics compared with samples from other studies.

- The thesis also clarifies the difference in management mechanisms in public hospitals, including total autonomy and partial autonomy, to patient satisfaction when using services at these two groups of hospitals.

- The difference in autonomy mechanism is most evident in service prices in these hospitals and therefore, the thesis has added the regulating variable "Hospital fees" into the research model to measure the influence of that moderator to the relationship between the independent and dependent variables in the research model.

- Finally, the thesis also adds a control variable for demographics such as age, gender, income, qualifications, occupation, patient group (whether or not to use the Health Insurance card)…. of the patient to assess the different influence of each of those variables on patient satisfaction.

New proposals drawn from the findings:   

- Research results have shown: Firstly, the quality of medical services at these hospitals tends to improve, reflected in the following criteria: Number of hospital beds, total number of medical examination and treatment visits, total number of inpatient treatment visits, and days of inpatient treatment, number of imaging visits, mortality. Secondly, the results of quantitative research have shown that all 5 factors constituting the quality of medical services have a positive influence on patient satisfaction at central public hospitals in Vietnam.

- By using the multi-group analysis method with Chi-Square test to determine whether using the variable model or the invariant model is more appropriate in the study; Research results have shown that there is a difference in patient satisfaction with medical services at central public hospitals that are fully autonomous in recurrent expenditure (fully self-financed) and central public hospitals are partly self-sufficient in recurrent expenditure (partially self-financed) in Vietnam. In which, the majority of patients are satisfied with the quality of medical services at fully autonomous hospitals rather than partially autonomous hospitals. This result further confirms that the Government's Decree 16/2015, which encourages public non-business units (including hospitals) to be autonomous is effective and good. 

-  By using the Anova analysis of variance method to analyze the difference in patient satisfaction about health services between demographic groups (age, gender, occupation, education level, income level, patient group); Research results have shown that there is a difference in patient satisfaction with medical services at public hospitals in Vietnam, which is reflected in the difference between the group of patients with health insurance and the group of patients without health insurance.

- The set of scales for the quality of health services that the thesis builds up will be a manual for State management agencies (Ministry of Health, Departments of Health) to evaluate the quality of medical services of service providers, and also survey the level of patient satisfaction; so that there are sanctions against medical service providers in Vietnam.