Nghiên cứu sinh Nguyễn Thành Nam bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 06/8/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thành Nam, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách".
Thứ ba, ngày 29/06/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong lĩnh vực vận chuyển hành khách
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển             Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thành Nam    Mã số: NCS35.22PT
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Bùi Đức Tuân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án tiếp cận toàn diện hơn nội hàm về năng lực cạnh tranh (NLCT) của ngành hàng không dân dụng (HKDD) trong lĩnh vực vận chuyển hành khách (VCHK) theo hai phương diện: (i) một mặt, NLCT của ngành HKDD trong lĩnh vực VCHK thể hiện qua khả năng tạo ra, duy trì và mở rộng về quy mô của ngành và (ii) NLCT của ngành HKDD trong lĩnh vực VCHK được đánh giá thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn ngành. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng được luận án xác định dựa vào hai khía cạnh này.

Những đóng góp và đề xuất mới về thực tiễn 

Thứ nhất, luận án đã phát hiện những hạn chế của ngành HKDDVN trong quá trình nâng cao NLCT: (i) hạn chế về nguồn lực: thiếu hụt số lượng các hãng HKDD, biện pháp và phương thức cạnh tranh nội bộ ngành chưa tạo động lực cho toàn ngành phát triển, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, sự quá tải của các cảng hàng không; (ii) hạn chế về kết quả sản xuất kinh doanh: ngành HKDDVN có tốc độ tăng trưởng kết quả sản xuất kinh doanh rất tốt, song tăng trưởng số tuyệt đối còn khiêm tốn so với các hãng hàng không lâu đời và các ngành HKDD trên thế giới; (iii) hạn chế về các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan.
Thứ hai, luận án đã phân tích và kết luận về những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong việc nâng cao NLCT của ngành HKDDVN trong LVVCHK bao gồm: (i) nguyên nhân liên quan đến chính sách, (ii) nguyên nhân liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp vận tải hàng không dân dụng, (iii) nguyên nhân liên quan đến liên kết với các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan.
Thứ ba, luận án đã đề xuất bốn định hướng nâng cao NLCT của ngành HKDDVN trong lĩnh vực VCHK gồm: (i) đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, (ii) thúc đẩy cạnh tranh nội bộ theo hướng công bằng, minh bạch và cùng tiến bộ, (iii) nhà nước đảm bảo các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động của ngành, và (iv) cần có các hiệp hội, tổ chức hàng không để gắn kết các doanh nghiệp trong ngành.
Thứ tư, dựa trên các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong việc nâng cao NLCT của ngành HKDDVN trong lĩnh vực VCHK, luận án đã đề xuất 05 nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao NLCT của ngành HKDDVN bao gồm: (i) Hoàn thiện quy hoạch về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành HDDVN trong lĩnh vực VCHK (ii) Tăng cường đầu tư và phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng ngành HKDD; (iii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành HKDDVN; (iv) Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại; (v) Chủ động phát huy vai trò của các hãng hàng không trong việc tạo dựng NLCT chung cho ngành HKDDVN trong lĩnh vực VCHK.

----------------------------------------------

CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Research title: Research on the competitiveness of Vietnam civil aviation industry in the field of passenger transportation
Specialization: Development Economics    Code: 9310105
PHD candidate: Nguyen Thanh Nam        PHD candidate code: NCS35.22PT
Supervisor: Associate Prof., Dr. Bui Duc Tuan
Educational institution: National Economics University

Contributions of the thesis to knowledge 

Firstly, this thesis approaches the content of competitiveness of the civil aviation industry in the field of passenger transportation more comprehensively in two aspects: (i) on one hand, it is demonstrated by the ability to create, maintain and expand the size of the industry and (ii) it is assessed through the production and business efficiency of the whole industry. The evaluation criteria and influencing factors are determined based on these two aspects.
Secondly, the thesis proposes two groups of general criteria to assess the competitiveness of the industry: (i) group of criteria reflecting resources and (ii) group of criteria for evaluating business results.

Contributions of the thesis to practice

The thesis summarized a number of achievements in improving the competitiveness of the industry: (i) growth in industry resources: fleet growth, market coverage and human resource potential; (ii) production and business efficiency has improved strongly: achieve good results in passenger occupancy factor, flight safety factor, on time performance, and revenue growth. These are the premise for domestic airlines to compete with older foreign airlines. Based on these analysis, the thesis has the following findings:
Firstly, the thesis identifies some limitations of the aviation industry in the process of improving competitiveness: (i) limited resources: lack of civil airlines, measures and methods of competition within the industry have not created motivation for the whole industry, the low quality of human resources, the overload of airports; (ii) limited production and business results: growth rate is good, however, the absolute value is still modest compared to older airlines  and other aviation industry in the world; (iii) limitation on supporting and related industries.
Secondly, the thesis gives a number of reasons leading to limitations in enhancing the competitiveness of the civil aviation industry in Vietnam in the field of passenger transportation, including: (i) reasons related to policies, (ii) reasons related to the capability of civil airlines, (iii) reasons related to the linkage with related and supporting industries.
Thirdly, based on the shortcomings and the requirements to improve the competitiveness of the industry, the thesis proposes 4 directions to improve the competitiveness of Vietnam civil aviation industry in the passenger transport sector includes: (i) ensures aviation security and safety, (ii) promote internal competition towards fairness, transparency and mutual progress, (iii) state ensures mechanisms and policies to support the operation of the industry, and (iv) the need for aviation associations and organizations to link businesses in the industry.
Fourthly, the thesis proposes a number of solutions: (i) Complete the plan on enhancing the competitiveness of VCAI in the field of passenger transportation; (ii) Increasing investment in science and technology and infrastructure for civil aviation  (iii) Improving the quality of human resources in the civil aviation industry; (iv) Strengthen tourism promotion and business promotion activities; (v) Actively promote the role of airlines in creating general competitiveness for VCAI in the field of passenger transportation.