Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Đào bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h ngày 25/12/2014 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Đào, chuyên ngành Kế toán, với đề tài "Hoàn thiện tổ chức phân tích với việc tăng cường hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây lắp".
Thứ hai, ngày 24/11/2014

 

 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài Luận án: Hoàn thiện tổ chức phân tích với việc tăng cường hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây lắp
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích
Mã số: 62.34.30.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Đào               
Người hướng dẫn khoa học:  1 - GS. TS. Nguyễn Quang Quynh; 2 - TS. Lê Thị Xuân
 
Tóm tắt những kết luận mới của Luận án:
 
1. Luận án đã bổ sung vào lý luận về tổ chức phân tích trong kiểm toán nội bộ (KTNB) tại các doanh nghiệp xây lắp (DNXL) theo 2 nội dung lớn:
 
(1) Xác định cơ chế ảnh hưởng của thủ tục phân tích tới hiệu lực KTNB gồm: phân tích giúp kiểm toán viên nội bộ lập kế hoạch kiểm toán hướng vào rủi ro, thực hiện kiểm toán các hệ thống dựa vào kết quả phân tích, và phân tích giúp KTVNB giải quyết những phát hiện kiểm toán một cách chọn lọc và hướng báo cáo kết quả kiểm toán hướng tới người sử dụng;
 
(2) Đưa ra mô hình tổ chức phân tích hướng tới hiệu lực KTNB trong DNXL dựa trên quan điểm về hiệu lực KTNB là đạt được các mục tiêu kiểm toán và thỏa mãn kỳ vọng của nhà quản lý cấp cao trong những doanh nghiệp này.
 
2. Kết luận về tổ chức phân tích trong KTNB trên cơ sở nghiên cứu, kết quả khả sát 8 bộ phận KTNB của 8/34 tổng công ty (TCT) xây dựng Việt nam có KTNB (khảo sát ban đầu trên 34 TCT xây dựng Việt Nam xác định chỉ có 8 TCT có KTNB và tập trung vào khảo sát chuyên sâu tại 8 TCT) bao gồm:
 
Một là, tổ chức phân tích đã được thực hiện trong các giai đoạn của cuộc KTNB nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn lập kế hoạch cụ thể và thực hiện kiểm toán;
 
Hai là, Tổ chức phân tích được thực hiện ở mức độ đơn giản trong kiểm toán tài chính gắn với kiểm tra độ tin cậy của một số khoản mục phổ biến;
 
Ba là, Tổ chức phân tích chưa gắn với việc phát hiện và hướng hoạt động kiểm toán vào những vấn đề trọng tâm của quản lý, đặc biệt là quản trị rủi ro;
 
Bốn là, Trong thực hiện những thủ tục kiểm toán, tổ chức phân tích chỉ phối hợp rất hạn chế với những thủ tục khác;
 
Năm là, Thông qua mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng công việc,…và khả năng nắm bắt nhu cầu quản lý của KTNB cho thấy sự hạn chế trong tổ chức phân tích đã tác động tiêu cực tới hiệu lực của KTNB tại các DNXL.
 
3. Những giải pháp chính trong Luận án để hoàn thiện tổ chức phân tích nhằm tăng cường hiệu lực của KTNB tại các DNXL Việt Nam gồm:
 
(1) Đề xuất mô hình chung cho tổ chức phân tích trong KTNB tại các DNXL nước ta có tổ chức bộ phận KTNB tiến tới “chuẩn hóa” thủ tục phân tích trong hoạt động kiểm toán theo trình tự 7 bước thực hiện cụ thể: xác định đối tượng phân tích; thu thập thông tin chung; xác định phương pháp đo lường; thu thập dữ liệu và tính toán; sử dụng mô hình phân tích; thực hiện phân tích kết quả; kết luận từ phân tích;
 
(2) Đưa ra mô hình tổ chức phân tích kết hợp với đánh giá hoạt động nhằm trợ giúp cho KTNB thực hiện những vai trò mới đặt ra trong môi trường có những thay đổi – Vai trò tư vấn rủi ro;
 
(3) Hoàn thiện tổ chức phân tích theo mô hình phân tích trong cung cấp dịch vụ đảm bảo của KTNB trong DNXL nước ta;
 
(4) Vận dụng thủ tục phân tích nhằm xác định hướng kiểm tra chi tiết trong thực hành KTNB tại các DNXL Việt Nam tập trung vào nội dung kiểm toán tài chính.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------
 
New contributions from the Dissertation
 
Topic: Perfecting analysis implementation to improve the internal audit’s effectiveness in construction companies
Specialization: Accounting, Auditing and Analysis          
Code: 62.34.30.01
Ph.D. Candidate: Nguyen Thi Dao
Advisors:  1 – Prof. Ph.D. Nguyen Quang Quynh; 2 – Ph.D. Le Thi Xuan
 
Brief of new contributions
 
1. The dissertation has added to the analytical theory using for internal audit implementation in construction companies according to 2 categories: (1) defining a effecting mechanism of the analytical procedure on internal audit’s effectiveness as follows: internal auditors apply it for settling a risk based audit plan, conducting systems audit that bases on its consequences, and assisting internal auditors to solve findings and make the audit report to user’s targets; (2) suggesting analytical model to improve the effectiveness of construction companies’ internal audit function in which the effectiveness of internal audit determines on achievement of audit goals, expectations of these companies’ top managers.
 
2. Pilot Researches had been conducted in 34 Vietnam Construction Corporations showing only 8 corporations that organize the internal auditing department. Conclusions basing on using deeply survey results of 8 internal auditing departments in 8/34 Vietnam Construction Corporations having internal audit, are: Firstly, analytical procedure has been conducted in all phases of an internal audit. However, It has concentrated on the detailed planning phase and the conducting phase; Secondly, analytical procedure has been implemented at an easy level application to financial audit area that true and fair financial information concerned in general; Thirdly, it has not been used for detecting and guiding audit works to priority managerial issues, specializing in risk management; Fourthly, There has a bit of co-relations between analytical implementation and other procedure during an internal audit; Fifthly, Analytical procedure application has taken negative influences on their internal audit functions’ effectiveness proved by using some relevant indicators such as the low-level completion of targets or missions or audit works,…and lack of abilities for desiring management’s expectations. 
 
3. Major recommendations presented in the dissertation on analytical model to improve effectiveness of Vietnam construction companies’ internal audit such as (1) suggesting application of general analytical model during an internal audit in Vietnam construction companies that leads to standardize analytical procedure of internal audit function as 7 steps of its implementations are: defining analytical goals, gathering general information, selecting measuring method, collecting relevant data and doing computations, applying defined analytical model, analyzing results, and making conclusions; (2) designing analytical model combining performance appraisal to support itself  to do new functions in a changing environment – Consultant service of risk management; (3) improving analytical model as a particular analytical model during an assurance service of Vietnam construction companies’ internal audit; (4) making use of analytical procedure in identifying a way to test of detail of internal audit implementation in Vietnam construction companies.