Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hào bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/05/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hào, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam".
Thứ ba, ngày 26/05/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số:62.31.01.01 
Nghiên cứu sinh:   Nguyễn Thị Hào
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Trần Việt Tiến    2.  TS. Đỗ Thị Kim Hoa
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật.
 
1. Luận án đã đưa ra khái niệm  đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới góc độ kinh tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các vấn đề: đảm bảo thu; đảm bảo chi; đảm bảo duy trì sự cân đối và ốn định quỹ BHXH trong dài hạn; đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH
 
2. Luận án đã đưa ra hệ thống các tiêu chí  đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: mức độ bao phủ của hệ thống; mức độ tuân thủ BHXH; mức độ thụ hưởng của người lao động phân theo chế độ BHXH,  khu vực kinh tế và giới tính; mức độ bền vững về tài chính BHXH. 
 
3. Luận án cũng đưa ra những điều kiện để đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: vai trò của Nhà nước đối với BHXH; lựa chọn mô hình BHXH phù hợp; giải quyết mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu.
 
1. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH, Luận án đã làm rõ những kết quả và những hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, nguyên nhân của những kết quả, hạn chế.
 
2. Để đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, luận án đề xuất 8 giải pháp, trong đó các giải pháp mới tập trung vào.
 
- Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với BHXH. (1) xây dựng hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội; (2) định hướng cơ bản cho các hoạt động tài chính BHXH;(3) thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính BHXH; (4) bảo hộ, bảo trợ cho các hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho BHXH không bị ảnh hưởng trước những biến động về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những biến động về tài chính.
 
- Phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện, tạo điều kiện để mọi người dân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia.
 
- Thực hiện cải cách trong chính sách BHXH như: quy định lại căn cứ đóng, mức đóng, mức hưởng, điều kiện hưởng các chế độ BHXH; cải cách cách tính lương hưu; tăng tuổi nghỉ hưu; xây dựng chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung bằng tài khoản cá nhân.
 
- Luận án cũng cho rằng BHXH theo mô hình kinh tế thị trường thị trường có đóng, có hưởng và có sự tham gia của Nhà nước là mô hình BHXH phù hợp với nước ta, trong thời gian tới cần nghiên cứu và chuyển dần mô hình đóng hưởng với mức hưởng xác định (PAYG -Pay as you go)  sang hệ thống BHXH theo chương trình tài khoản cá nhân danh nghĩa dựa trên mức đóng xác định (NDC - Notional Defined Contribution).
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài chính BHXH với ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis title: Finance Assurance for Vietnamese Social Insurance
Major: Political Economic No :62.31.01.01 
PhD Student:   Hao Thi Nguyen       
Supervisor: 1. Prof. Doc. Tien Viet Tran            2.  Doc. Kim Hoa Do Thi
 
New contributions in the aspect of academy and theory 
 
1. The thesis provides the definition of finance assurance for Vietnamese Social Insurance in terms of politics-economics and explain it, including : Receipt assurance, expenditure assurance, maintenance assurance of Social insurance fund’s long-term balance and stabilization and fairness assurance for SI paticipants. 
 
2. The thesis has specified assessment criteria system of SI finance assurance including: insurance coverage level; compiance level; beneficiary level of employees by social insurance regime, economic sectors and gender; sustainability level of SI finance. 
 
3. The thesis has also specified conditions of SI finance assurance, including : the role of the State toward SI, relevant SI model selection, relationship resolution  between SI finance and State Budget, Enterprise finance, Household finance and Financial intermediary. 
 
New proposals 
 
1. Based on assessment criteria of SI finance assurance, the thesis has clarified results & limitations of Vietnamese SI finance assurance and the causes.
 
2. To assure Vietnam’s SI finance, the thesis proposes 8 solutions, concerning : 
 
- Enhancing State role toward Social Insurance. (1) SI  legal system establishment;(2) basic orientation for SI finance activities;(3) SI finance actitities inspection, testing and supervision; (4) SI activity protection and patronage so that SI is unaffected by economic-social fluctuations, especially financial fluctuations.  
 
- Developing voluntary SI model to facilitate paticipation from every economic sectors.
 
- Reforming in SI policy such as : redefining payment basis, payment level, conditions for SI beneficiary, reforming calculation for retirement pension; increasing retirement age; establishing Supplementary Pension Scheme by personal account.
 
- The thesis has also presented that SI in model of the insurance market with State involvement is appropriate SI model in Viet nam. In the near future, it is necessary to study and gradually shift from PAYGO model (PAYG -Pay as you go) to SI system NDC model (NDC - Notional Defined Contribution).
 
- Resolving the relationship between SI finance and State Budget, Enterprise finance, Household finance and Financial intermediary.