Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hoài Thu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h00 ngày 19/02/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hoài Thu, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo ở Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 19/01/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hoài Thu
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quốc Hội
 
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khung phân tích tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo trên cơ sở xác định và luận giải các kênh chính mà di cư trong nước tác động đến giảm nghèo (bao gồm tiền gửi về từ di cư, vốn nhân lực và cơ cấu lao động) và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo (bao gồm đặc điểm của thị trường lao động, sự phát triển của thị trường tài chính, các chính sách gắn kết di cư trong nước với giảm nghèo, đặc điểm của hộ gia đình và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương). Khung phân tích này tiếp tục khẳng định các lý thuyết về di cư và phát triển nói chung, cụ thể là quan hệ giữa di cư và nghèo nói riêng tiếp tục có ý nghĩa xác thực trong bối cảnh hiện tại.
 
Thứ hai, luận án kết hợp ước lượng và kiểm định tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo ở cả phạm vi cấp tỉnh và cấp hộ đã đánh giá được đầy đủ hơn tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu cấp tỉnh cho phép kiểm định tác động gián tiếp của di cư trong nước đến giảm nghèo thông qua thay đổi vốn nhân lực và cơ cấu lao động của tỉnh. Phạm vi cấp hộ đã ước lượng và kiểm định thêm được vai trò giảm nghèo của di cư trong nước thông qua tác động của tiền gửi về từ di cư tới mức độ nghèo của hộ gia đình nhận được tiền gửi. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chỉ quan tâm vai trò của tiền gửi từ di cư trong nước đến khả năng thoát nghèo của hộ đã bỏ qua tác động này. 
 
2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 
 
Thông qua đánh giá tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016, luận án đã phát hiện và đề xuất một số điểm sau: 
 
Thứ nhất, luận án cho thấy thông qua tiền gửi về từ di cư, di cư trong nước không chỉ làm giảm khả năng rơi vào hộ nghèo mà đối với các hộ chưa thoát nghèo, nhận được tiền gửi từ di cư trong nước đã làm giảm mức độ nghèo của hộ. Trong khi đó, số hộ nghèo tham gia vào di cư thấp và giá trị tiền gửi từ di cư trong nước mà hộ nghèo nhận được thời gian qua không cao. Đây là một thách thức khi tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam hiện đã giảm thấp và công tác giảm nghèo trở nên khó khăn, cần can thiệp hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo ở các địa phương có những phương thức sinh kế mới, trong đó có cả xuất cư lao động. 
 
Thứ hai, luận án cho thấy luồng nhập cư của người di cư lâu dài vào tỉnh có đóng góp tích cực đến giảm nghèo thông qua nâng cao vốn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động của tỉnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp so với lao động phi nông nghiệp. Kết quả này hàm ý rằng với mục tiêu giảm nghèo, chính quyền các tỉnh cần thừa nhận lợi ích của di cư lâu dài vào tỉnh để từ đó có các chính sách tăng cường tác động tích cực này, ví dụ như các chính sách thu hút lao động nhập cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật vào tỉnh rất cần được chú ý. 
 
Thứ ba, luận án cung cấp bằng chứng cho thấy luồng xuất cư của người di cư lâu dài ra khỏi tỉnh đang có tác động tiêu cực đến vốn nhân lực và cơ cấu lao động của tỉnh, ảnh hưởng xấu đến quá trình giảm nghèo. Điều này hàm ý rằng các tỉnh cần thực sự quan tâm đến vấn đề xuất cư, đặc biệt là các tỉnh có tỷ suất xuất cư cao. Để hạn chế tác động này, các tỉnh cần có các chính sách nhằm giảm bớt các lực đẩy dẫn đến xuất cư, thu hút di cư quay về và lao động nhập cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis theme: Impacts of internal migration on poverty reduction in Vietnam
Major: Economics
PhD candidate: Nguyen Thi Hoai Thu
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Le Quoc Hoi
Institution: National Economics University of Vietnam
 
1. Contributions of the thesis from academic and theoretical perspectives 
 
Firstly, the thesis has built a framework for analyzing impacts of internal migration on poverty reduction based on identifying and interpreting the main channels in which internal migration impacts on poverty reduction (internal remittance, human capital, labor structure), and factors that affect these impacts (labor market characteristics, development of financial market, policies linking internal migration with poverty reduction, household characteristics and local socio-economic characteristics). This analytical framework further confirms theories on migration and development in general and the relationship between migration and poverty in particular that still remain practical meaning in current situation.
 
Secondly, the thesis estimates the impacts of internal migration on poverty reduction at both provincial and household levels to get the adequate conclusion on the impact of internal migration on poverty reduction in Vietnam. The provincial level shows the evidence to examine the indirect effects of internal migration on poverty reduction based on the changes in the provinces human capital and labor structure. The household level explores role of internal migration through remittance in reducing poverty gap. Previous studies in Viet Nam that only considered the role of internal remittance in incidence of poverty have ignored this effect.
 
2. New findings and proposals drawn from the research results 
 
Through assessing the impact of internal migration on poverty reduction in the period of 2010-2016 in Vietnam, the thesis has discovered and proposed the following points:
 
Firstly, the thesis shows that receiving internal remittance reduces not only the possibilities of falling into poverty of households but also intensity of poverty for those haven’t escaped from poverty. Meanwhile, the number of the poor participating in internal migration and the amount of internal remittance received by the poor are not high. This is a challenge when the poverty rate in Vietnam is low and poverty alleviation becomes difficult. This requires direct interventions to support locally poor household with new livelihoods, includes labor emigration.
 
Secondly, the thesis shows that immigration flow of permanent migrants into the province has contributed positively to poverty reduction through improving human capital and changing the labor structure of the province towards reducing the proportion of agricultural labor. This result implies that in order to reduce poverty, provincial governments need to recognize the benefits of permanent migration into the province and have policies to enhance this positive impact, such as attracting high-skilled migrant workers.
 
Thirdly, the thesis provides evidence that the outflow of permanent migrants out of the province has negatively affected the provinces human capital and labor structure, adversely affected the poverty reduction process. This implies that provinces need to take more consideration on the emigration issue, especially provinces with high emigration rates. In order to reduce the negative impact, provinces need to have policies to decrease the push factors, attract returnees and high-skilled migrant workers.