Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 18/07/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hồng Hạnh chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam.
Thứ hai, ngày 13/06/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)     Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Hạnh    
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Huyền, GS.TS. Hoàng Văn Hoa

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận  

Thứ nhất, luận án đã đề xuất khung đo lường, đánh giá chất lượng thể chế địa phương của Việt Nam gồm các khía cạnh: hiệu lực của chính phủ (đo lường bằng chỉ số “chi phí thời gian”), chất lượng của quy định (đo lường bằng chỉ số “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”), nhà nước pháp quyền (đo lường bằng chỉ số “thiết chế pháp lý”), kiểm soát tham nhũng (đo lường bằng chỉ số “Chi phí không chính thức”). 

Thứ hai, luận án đã xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế ở địa phương bao gồm 6 nhân tố: (1) Thu nhập bình quân trên đầu người;(2) Trình độ giáo dục của mỗi tỉnh thành;(3) Khả năng thu hút đầu tư FDI vào tỉnh;(4) Bất bình đẳng thu nhập ở mỗi tỉnh thành;(5) Năng lực tiếp cận sử dụng Internet tại mỗi tỉnh thành;(6) Mức độ phân hóa sắc tộc của mỗi tỉnh hay sự đa dạng các thành phần dân tộc ở địa phương.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, trình độ phát triển của địa phương có ảnh hưởng khác nhau đến các khía cạnh của chất lượng thể chế. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người ảnh hưởng tích cực đến chỉ số “thiết chế pháp lý” nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số “chi phí không chính thức”, “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” và “chi phí thời gian”. 

Thứ hai, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet tăng lên giúp cải thiện một số chỉ số chất lượng thể chế. Cụ thể, tỷ lệ bao phủ internet (tăng 1%) thì điểm số của “chi phí không chính thức” tăng lên (tăng 0.48%) hay hiện tượng tham nhũng giảm xuống và tỉnh có tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet cao sẽ làm điểm số “Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” cao hơn. Điều này giải thích bởi internet giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin và tài liệu, sự phát triển của mạng xã hội gây áp lực và dư luận xã hội để các địa phương tiếp tục cải thiện chất lượng thể chế. Bên cạnh đó, chi tiêu cho giáo dục có tác động tích cực đến chất lượng thể chế.

Thứ ba, mức độ phân hóa sắc tộc cao (nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ) có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thể chế của địa phương. Ngoài ra, chênh lệch thu nhập (bất bình đẳng) ảnh hưởng tiêu cực đến kiểm soát tham nhũng (chỉ số “chi phí phi chính thức”) nhưng tác động tích cực đến khía cạnh nhà nước pháp quyền (“thiết chế pháp lý”).

---------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: “Factors affecting the quality of local government economic management in Vietnam
Major: Management Science                                                  Code: 9310110
PhD Candidate: Nguyen Thi Hong Hanh                    
Supervisors:  Assoc.Prof.Dr. Bui Van Huyen; Prof. Dr. Hoang Van Hoa

Contributions to academy and theory

Firstly, the thesis proposed a framework to measure and assess the quality of local institutions in Vietnam based on the research overview and PCI data set. As a result, the framework includes the following dimensions: government effectiveness (measured by the "time cost" index), regulatory quality (measured by the "dynamic and pioneering" index of provincial government), rule of law (measured by the "legal institutions" index), and corruption control (measured by the "Informal Costs" index).

Secondly, the thesis identified six factors that influence institutional quality in the locality: (1) average income per capita; (2) education level of each province; (3) ability to attract FDI into the province; (4) income inequality in each province; (5) Internet access capacity in each province; and (6) degree of ethnic disparity in the population.

New findings and implications based on results of the thesis

Firstly, the various aspects of institutional quality are affected by the level of local development. Per capita income has a positive impact on the index of "legal institutions," but has a negative impact on the indexes of "informal costs," "provincial government dynamism and pioneering," and "time cost."

Secondly, increasing the percentage of households that use the internet improves a number of institutional quality indicators. The internet coverage rate (rise 1%), for example, raises the score of "informal costs" (rise 0.48 percent) or reduces the phenomenon of corruption, and the province has a high percentage of households using the internet. will improve the score for "Dynamic and pioneering provincial government." This is explained by the internet, which makes it easier for businesses to access information and documents, as well as the growth of pressured social networks and public opinion, all of which contribute to local governments continuing to improve institutional quality. Furthermore, education spending has a positive impact on institutional quality.

Thirdly, the presence of a large degree of ethnic segregation (numerous ethnic groups, languages) has a negative impact on the locality's institutional quality. Furthermore, income gap (inequality) has a negative impact on corruption control (the "informal cost index") but a positive impact on the rule of law (the "legal institutions").