Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 29/06/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Hồng Nhung, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam".
Thứ năm, ngày 29/06/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Đặng Ngọc Đức   2: TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 


Luận án có những đóng mới so với các nghiên cứu trước như sau:

1. Về lý thuyết: đã phát triển cơ sở lý luận về tác động của chính sách tỷ giá đến FDI dựa trên các lý gốc về đầu tư trực nước ngoài và lý thuyết về chính sách tỷ giá trong mô hình nền kinh tế đang phát triển, mở cửa; phát triển hướng nghiên cứu mới đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút FDI theo hai kênh truyền dẫn: cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô, trong đó, luận án đặt trọng tâm tiếp cận theo kênh truyền dẫn vĩ mô.

2. Về phương pháp: đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về tác động của chính sách tỷ giá đến FDI tại Việt Nam kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong khi nghiên cứu trong nước trước đây về chính sách tỷ giá chủ yếu sử dụng phương pháp định tính.

3. Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu: mô hình đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 5 yếu tố: (i) Sự thay đổi của hệ số can thiệp; (ii) Sự thay đổi của tỷ giá thực hiệu quả; (iii) Quy mô thị trường; (iv) thay đổi của độ mở thương mại; (v) Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Kết quả của việc nghiên cứu chỉ ra hai luận điểm mới có liên quan đến hai biến đại diện cho chính sách tỷ giá: thay đổi của hệ số can thiệp và thay đổi của tỷ giá thực hiệu quả (REER); các biến còn lại đảm bảo chiều tác động đến thu hút FDI như lý thuyết, ngoại trừ biến độ mở thương mại.

- Đối với sự thay đổi của hệ số can thiệp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp vào thị trường thông qua mua (bán) ngoại tệ với các chủ thể khác đồng thời đảm bảo sự ổn định trong cung tiền sao cho hệ số can thiệp tăng sẽ ảnh hưởng tích cực đến FDI. Hệ số hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó có thể kết luận khi hệ số can thiệp tăng 1 đơn vị sẽ tác động làm tăng quy mô thu hút FDI lên 49,166%.

- Sự thay đổi của tỷ giá thực hiệu quả: NHNN điều hành chính sách tỷ giá giúp duy trì ổn định giá trị thực tế của VND và trong xu hướng tăng sẽ tạo thuận lợi cho thu hút FDI.

Những đề xuất mới về chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu

Với mục tiêu tăng cường thu hút FDI, chính sách tỷ giá cần được vận hành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, gắn với quy luật vận động của thị trường. Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển từ cơ chế neo tỷ giá sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý từ đầu 2016 đã đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn. Luận án đã đề xuất thêm kiến nghị nhằm vận hành chính sách tỷ giá phù hợp với cơ chế tỷ giá mới: thống nhất cơ sở xác định tỷ giá và đưa tỷ giá thực hiệu quả thành một chỉ số trong quản lý vĩ mô. Luận án đã đề xuất chín giải pháp bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu, trong đó chú trọng đến giải pháp về các công cụ điều tiết thị trường trong chính sách tỷ giá hướng đến thu hút FDI, đặc biệt nhấn mạnh về công cụ mua/bán ngoại tệ trên thị trường giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải được kết hợp với các biện pháp vô hiệu hóa. 

Nội dung của luận án xem tại đây.

-------------

 
NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION

Topic of the thesis: "The impact of exchange rate policy on attracting foreign direct investment in Vietnam"
Major:       Banking - Finance                 Code:       62340201
PhD Candidate:     NGUYEN THI HONG NHUNG
Instructor:  1. Associate. Prof. Dr. Dang Ngoc Duc            2. Dr. Nguyen Manh Hung

Academic and theoretical new contributions: 


Compared to previous studies, the thesis has new contributions as follows:

1. Theoretically, the theoretical background of the impact of exchange rate policy on FDI has been developed based on foreign direct investment fundamentals and exchange rate policy theories in open developing economies; This opens a new research direction to assess the impact of exchange rate policy on attracting FDI via two channels: macroeconomic structure and microeconomic structure, in which the thesis focuses on macro channel.

2. In terms of Methodology: This is the first research on the impact of exchange rate policy on FDI in Vietnam which combines both quantitative and qualitative research methods, while previous domestic research on Exchange rate policy mainly used qualitative method.

3. New arguments drawn from research results: Impact assessment model of exchange rate policy on attracting foreign direct investment (FDI) with 5 factors: (i) Changes in coefficient intervention; (ii) changes in real effective exchange rates; (iii) market size; (iv) Change in trade openness index; (v) participation in the World Trade Organization. The results of the study show two new arguments related to two variables representing exchange rate policy: changes in intervention coefficient and changes in real effective exchange rate (REER); The remaining variables ensure theoretical foundation of the direction of FDI attraction, except trade openness.

- For the changes in the intervention coefficient: The State Bank of Vietnam intervenes in the market through the purchase (or sale) of foreign currencies with other subjects and ensures the stability of money supply so that the increased coefficient have a positive impact on FDI. The regression coefficient is statistically significant, so it can be concluded that the increase in the intervention coefficient of one unit would increase the attractiveness of the FDI to 49,166%.

- The changes in real effective exchange rate: The SBV manages the exchange rate policy to maintain the real value of VND and in the uptrend which facilitates FDI attraction.

New proposals drawn from the results of thesis study:

With the aim of increasing FDI attraction, the exchange rate policy needs to be implemented in the context of international economic integration, coupled with the movement rules of market. The transfer of the State Bank of Vietnam from the anchor exchange rate regime to the managed floating exchange rate regime since the beginning of 2016 has met the practical requirements. The thesis proposed further recommendations to operate the exchange rate policy in line with the new exchange rate mechanism: unifying the basis for determining the exchange rate and turn the effective real exchange rate into a macro management index. The thesis proposes nine recommendations derived from the research results, focusing on market regulation instruments in the exchange rate policy to attract FDI, especially buying / selling instruments of foreign currency in the trading market of the State Bank of Vietnam must be combined with measures of sterilization.