Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lê Hoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 12/03/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Lê Hoa, chuyên ngành Thống kê kinh tế, với đề tài "Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động".
Thứ sáu, ngày 12/03/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu thống kê đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng năng suất lao động.
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế        Mã số:  9310101_TK
Học viên: Nguyễn Thị Lê Hoa
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Đức Triệu; PGS.TS. Tăng Văn Khiên
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất: Luận án đã làm rõ nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu năng suất lao động (NSLĐ), khả năng thu thập dữ liệu cấp nền kinh tế, cấp ngành kinh tế, cách xử lý số liệu phục vụ yêu cầu tính toán NSLĐ theo số lao động và theo giờ công lao động dựa trên hệ thống số liệu thống kê hiện có. 
Thứ hai: Luận án đã đưa ra một khung lý luận rõ ràng về nội dung, cách đo lường tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, đi sâu nghiên cứu tác động của tiến bộ công nghệ tới tăng NSLĐ theo nhiều cách tiếp cận. Lựa chọn sử dụng mô hình phù hợp để nghiên cứu, đánh giá tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ, trong đó sử dụng cách tiếp cận tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ước lượng đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ và cách tiếp cận phi tham số - sử dụng chỉ số Malmquist tổng hợp phân tách thay đổi năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) thành 2 phần: thay đổi hiệu quả và thay đổi công nghệ.
Thứ ba: Đề xuất phương pháp xử lý dữ liệu để có được thông tin đầu vào cho ứng dụng mô hình, đó là các dữ liệu về giá trị gia tăng, vốn và lao động trên cơ sở nguồn số liệu thống kê hiện có, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế số liệu cho mô hình nghiên cứu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Dựa trên số liệu thống kê của Việt Nam, nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng NSLĐ, tác động của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp thuộc ngành chế biến, chế tạo trong giai đoạn 2010 - 2018. Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố hạn chế sự phát triển KH&CN, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao NSLĐ dựa trên thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Cụ thể: 
(1) NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện nhưng chỉ đạt được tăng trưởng ổn định, chưa tạo được tăng trưởng đột phá nên nhìn chung mức NSLĐ vẫn còn thấp so với các nước Châu Á, vì vậy thúc đẩy nâng cao năng suất vẫn cần là một mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững trong thập kỷ tiếp theo.
(2) Kết quả ứng dụng chỉ số Malmquist dựa trên DEA và ứng dụng cách tiếp cận đường biên ngẫu nhiên đối với dữ liệu các ngành kinh tế cấp I và dữ liệu khối doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy tiến bộ công nghệ có tác động chính tới tăng NSLĐ. Nhưng đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ của nền kinh tế còn ở mức khiêm tốn, chưa thể hiện được vai trò chủ đạo. Còn với khối doanh nghiệp, tuy đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng NSLĐ khá nổi bật nhưng khu vực năng động này chỉ đạt tốc độ tăng NSLĐ vừa phải. Với thực trạng trên, cần xây dựng đồng bộ các chương trình thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao NSLĐ, thiết lập môi trường khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặt biệt các nghiên cứu ứng dụng trong khối tư nhân, để tạo ra nhiều cơ hội cải tiến năng suất, phát triển hệ sinh thái đổi mới liên kết sự tham gia của các thành phần khác nhau tạo thuận lợi cho dòng chảy tri thức, chuyển thành các giá trị thúc đẩy tăng năng suất.
(3) NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ và tiến bộ công nghệ có sự khác biệt rõ ràng giữa ngành công nghiệp công nghệ thấp và ngành công nghiệp công nghệ trung bình và cao, trong đó ngành công nghệ trung bình và cao có mức NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ, tiến bộ công nghệ vượt trội. Vì vậy, các chính sách cần tiếp tục khuyến khích và tạo các điều kiện chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các ngành công nghệ trung bình và cao.
(4) Hiệu quả kỹ thuật đạt được so với đường biên hiệu quả của các ngành còn thấp cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, còn nhiều lãng phí, hạn chế năng lực hấp thụ công nghệ, nên cần có giải pháp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hấp thu tiến bộ công nghệ tại các doanh nghiệp để cải tiến năng suất hơn nữa.

---------------------------------------

SIGNIFICANT CONTRIBUTIONS OF THE STUDY

The study: “Statistical study of technological progress impacting on labor productivity increase”
Specialised major: Economic statistics.  Code: 9310101_TK
Institution: National Economics University

Academic and theoretical contributions

Firstly: The thesis has clarified the content and method of calculating labor productivity indicators, the ability to collect data at the national economic level, the sectoral economic level, the data processing to meet the requirements of labor productivity calculation by the number of workers and by workinghours based on current statistical data system.
Secondly: The thesis has given a clear theoretical framework of the content and measurement for the impact of technological progress on labor productivity increase, in-depth research on the impact of technological progress on labor productivity increase by different approaches. An appropriate model is chosen to study the impact of technological progress on labor productivity increase, in which a parametric approach – Stochastic frontier production function is used- to estimate the contribution of technological progress to labor productivity increase and the non-parametric approach - using the Malmquist index - to discompose the total factor productivity change (TFP change) into 2 components: efficiency change and technical change.
Thirdly: Proposing data processing method to get input data for the chosen model, they are data on added value, capital and labor, based on current statistical data sources, especially in terms of data limitation for the research model.

Practical contributions

Based on Vietnam's statistics, the study has assessed the current state of labor productivity, the impact of technological progress on labor productivity increase of the economy and the manufacturing sector in 2010 - 2018. The study also finds out factors that limit the development of S&T, thereby proposing some solutions to improve labor productivity based on promoting technological progress. Specifically:
(1) Vietnam's labor productivity continues to improve but only achieves stable growth, has not created breakthrough, leading to low labor productivity compared to Asian countries, so promoting productivity improvement is still an important goal for sustainable development in the next decade.
(2) The results of the application of the Malmquist index based on DEA and the stochastic frontier production function to the data of economic sectors and the data of manufacturing show the technological progress is the major factor that affects to labor productivity increase, but the contribution of technological progress to the increase in labor productivity of the economy remains modest, has not yet shown its leading role. As for the manufacturing, although the contribution of technological progress to labor productivity increase is quite outstanding, but this dynamic sector only has a moderate growth rate of labor productivity. With the above status, it is necessary to synchronously establish programs to promote technological progress and improve labor productivity, promote the creation of technological advances through creating an environment that encourages research and development activities, especially the technological application research in the private sector to create more opportunities for productivity improvement, design an innovative ecosystem linking the participation of different sectors to facilitate the flow of knowledge, translate into values that drive productivity growth.
(3) Labor productivity, labor productivity growth rate and technological progress have a clear difference between low technology industry and medium and high-tech industry, in which medium and high-tech industry has higher labor productivity, labor productivity growth rate, outstanding technological progress. Therefore, policies should continue to encourage and facilitate technology transfer, economic restructuring and develop medium and high technology industries.
(4) The technical efficiency is still low, showing that the production and business activities are ineffective, wasteful, and limited ability to absorb technology, so it is necessary to have solutions to support and improve efficiency in absorbing technological advances in enterprises to further improve productivity.