Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Minh Tú bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 19/04/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Minh Tú, chuyên ngành Kinh tế phát triển với đề tài: Phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ.
Thứ ba, ngày 28/02/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển    Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Minh Tú        Mã NCS: NCS40.12PT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, qua việc hệ thống hóa lý thuyết về phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN trong vùng kinh tế, luận án xác định nội hàm phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ dưới góc độ phát triển bền vững bao gồm: sự phát triển về lượng; sự phát triển về chất và đóng góp của DN khu vực KTTN để thực hiện vai trò động lực phát triển.
Thứ hai, đề xuất được khung tiêu chí đo lường, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung Bộ dưới góc độ phát triển bền vững cả về mặt lượng và chất. 
Thứ ba, xác định được các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng Bắc Trung Bộ trên cơ sở đó xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu và kết luận được thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng Bắc Trung Bộ cho thấy số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN vùng ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp hoạt động nhưng mất cân đối; hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp khu vực KTTN thấp và kém hơn nhiều so với DNNN, doanh nghiệp FDI vùng BTB; thực lực doanh nghiệp KTTN vùng yếu; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến đổi mới sáng tạo và công nghệ cao là rất ít và thực hiện vai trò động lực phát triển của doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB còn hạn chế.
Thứ hai, kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cho thấy một lần nữa khẳng định vai trò của các yếu tố nguồn lực đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vùng BTB.
Thứ ba, dựa trên lợi thế so sánh và phát triển bền vững vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh mới, luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng và 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp khu vực KTTN vùng BTB đến năm 2030 bao gồm: (i) Giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng để thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng, (ii) Giải pháp tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, các khu kinh tế, khu công nghiệp có tính hiện đại, đồng bộ và kết nối cao để tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, (iii) Giải pháp khắc phục các hạn chế nội tại của các doanh nghiệp khu vực KTTN để hỗ trợ doanh nghiệp khu vực KTTN  tiếp cận nguồn lực phát triển; (iv) Giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách; (v) Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; (vi) Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp.

------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of Thesis: Developing private ecomomic enterprises in Vietnam’s North Central Region.
Major: Economic Development        ID: 9310105
PhD Student: Nguyen Thi Minh Tu        Student ID: NCS40.12PT
Instructor: Assoc. Prof. Nguyen Ngoc Son
Training School: National Economics University

New Academic and Theoretical Contributions

Firstly, by systematizing the theory of private ecomomic enterprises in the economic region, the thesis identifies the connotation of private sector enterprise development for social economic development of North Central region from the perspective of sustainable development: development in quantity; development in quality and the contribution of private enterprises to perform the role of momentum for the development.
Secondly, propose the criteria for measuring and evaluating the development of private economic enterprises and how they affect the social economic development in the North Central region, from the perspective of sustainable development in terms of both quantity and quality.
Thirdly, identify internal and external factors affecting the development of private sector enterprises in the North Central region, on that basis, to build a model of factors affecting business performance. enterprises in the private economic sector in the North Central region.

New Studies and Proposal from The Research Results of The Thesis.

Firstly, it has been researched and concluded that from the situation of the development of private economic enterprises in the North Central region, it can be seen that the number of private economic enterprises in the region is increasing, accounting for a large proportion in total number of enterprises operating but unbalanced; the production and business efficiency of private enterprises is low and much worse than that of foreign enterprises and FDI enterprises in the North Central region; the capabilities of private economic enterprises in the region are still weak; enterprises operating in the fields of innovation and high technology are very few and their capabilities to perform the role of development momentum for private enterprises in the North Central region are still limited.
Secondly, the modeling of factors affecting the performance of private enterprises suggests once again the role of resource elements in the performance of private sector enterprises in the North Central region. 
Thirdly, based on the competitive advantage and sustainable development of the North Central region in the new circumstance, the paper proposed views, orientations, and a group of 6 solutions for the development of private enterprises in the North Central region by 2030: (i) Solutions that efficiently exploit the potential and strengths of the region to develop intra- and inter-regional linkages; (ii) Resource-intensive solutions to invest in transport infrastructure, economic zones, industrial zones with high modernity, synchronization and connectivity to facilitate investment attraction and business development; (iii) Solutions to overcome the internal constraints of private economic enterprises to support their businesses in accessing development resources; (iv) Solutions for formulating mechanisms and policies; (v) Solutions for improving the business investment environment; (vi) Solutions or business enterprises.