Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mỹ Hạnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 24/01/2017 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch), với đề tài "Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi. Nghiên cứu điển hình tại Sa Pa, Lào Cai".
Thứ ba, ngày 24/01/2017

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi. Nghiên cứu điển hình tại Sa Pa, Lào Cai
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch) Mã số: 62340101
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Người hướng dẫn:  PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh; PGS. TS. Lại Phi Hùng

Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp nghiên cứu 

- Về lý luận:

(1) Nghiên cứu được thực hiện ở bối cảnh miền núi và ở một nước đang phát triển: Sa Pa, Việt Nam, trong khi phần lớn các nghiên cứu trước đây được thực hiện ở các nước phát triển, ở khu vực vùng duyên hải, nông thôn, hay ngoại ô các thành phố.

(2) Từ sự kế thừa các điểm chung và các điểm khác biệt trong các định nghĩa về "sự tham gia" của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra định nghĩa của chính mình về sự tham gia của cộng đồng địa phương (CĐĐP) trong phát triển du lịch.

(3) Không chỉ khi nhận thức du lịch đem lại các tác động tích cực (chất lượng cuộc sống được nâng lên, các hoạt động thương mại – văn hóa được phát triển), mà ngay cả khi du lịch đem lại các tác động tiêu cực (ô nhiễm môi trường), CĐĐP vẫn sẵn sàng tham gia các hoạt động du lịch trong tương lai.

(4) Nghiên cứu đã lấp khoảng trống lý thuyết bằng việc bổ sung nhân tố mới “kinh nghiệm tham gia du lịch” trong mối liên hệ với dự định tham gia du lịch trong tương lai của CĐĐP.

(5) Những khác biệt về nhân khẩu học ở địa hình miền núi có tác động tới sự tham gia du lịch của CĐĐP là những vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là sự khác biệt về dân tộc, về thu nhập, và về trình độ giáo dục.

- Về phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, kết hợp đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với kỹ thuật phân tích tiên tiến nhằm chứng minh các kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy cao trong việc nghiên cứu dự định và hành vi của CĐĐP trong phát triển du lịch. Đặc biệt, trong phân tích hồi quy (để kiểm định mối liên hệ giữa nhận thức về các tác động du lịch, kinh nghiệm tham gia du lịch và đặc điểm nhân khẩu học với dự định tham gia du lịch của CĐĐP) đã sử dụng hồi quy logistic – mới chỉ được sử dụng trong một vài nghiên cứu và hồi quy thứ bậc – chưa được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó về chủ đề này. Nghiên cứu bắt đầu từ lý thuyết khoa học, xây dựng các thang đo, cho đến đánh giá và kiểm định thang đo. 

Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của du lịch thông các hình thức qua giáo dục, tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của địa phương (phát thanh chương trình du lịch trong các buổi phát thanh của đài truyền thanh xã). 

- Nâng cao kinh nghiệm tham gia kinh doanh du lịch bằng cách tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho CĐĐP để người dân tham gia các hoạt động kinh doanh khác nhau, đồng thời, tăng lợi ích từ các hoạt động đó. Thứ nhất, phát triển đa dạng các dịch vụ: dịch vụ nghỉ của khách (nghỉ trưa/ nghỉ qua đêm), dịch vụ trông giữ xe. Thứ hai, các thôn/ xã phát triển du lịch nên nghiên cứu và áp dụng các mô hình để cung cấp thực phẩm/ nông sản ngay tại địa phương. Đây cũng là một giải pháp rất khả thi để cân bằng cơ cấu các ngành kinh tế của các địa phương, phát huy thế mạnh phát triển nông nghiệp tại địa phương, và khắc phục tính thời vụ của du lịch.

- Cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp lữ hành cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu và phân loại các sản phẩm, dịch vụ; cung cấp, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch đến khách du lịch một cách tốt nhất.

- Đưa ra các chính sách tăng cường lợi ích cho CĐĐP, phân chia lợi ích hợp lý giữa các bên liên quan: CĐĐP – doanh nghiệp lữ hành – Nhà nước.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------
 
THE NEW CONTRIBUTIONS OF PHD DISSERTATION

Topic: Local community participation in mountain tourism development: Case study in Sa Pa, Lao Cai, Vietnam.
Major: Economics Management (Tourism Economics)       Code: 62340410
PhD Candidate: Nguyen Thi My Hanh
Supervisors:  Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Manh; Assoc. Prof. Dr. Lai Phi Hung

The new contribution to theoretical and methodological aspects of PHD dissertation

- In terms of theory: 

(1) The context of the study is a mountainous area in a developing country that is Sapa, Vietnam. By contrast, most previous studies were conducted in developed countries, specifically on coastal, rural, or suburban regions.

(2) Based on common and different perspectives in the definition of "participation" introduced in previous studies, the author provides her own definition of local community participation in tourism development.

(3) Not only when residents perceive positive tourism impacts (improvement of living standards, development of commercial – cultural activities) but when residents perceive negative tourism impacts (environmental pollution), they are willing to participate in tourism activities in the future.

(4) The study fulfills a theoretical gap by exploring the impact of “tourism participation experiences”, a new element, on the tourism participation intention of local community.

(5) Disparities in demographic characteristics such as in ethnicity, incomes, and education level should be of high interest because of their impacts in local participation in tourism development.

- In terms of research methodology:

A combination of advanced qualitative and quantitative research was applied in this dissertation in accordance with modern analysis techniques. The application of these methods is to ensure high reliability of research results in studying the intentions and behaviors of local community in tourism development. Specifically, logistic and hierarchical regressions were adopted in a regression analysis to test relationships between perceptions of tourism impacts, tourism participation experiences, demographic characteristics and the intensions of local participation in tourism. Logistic regression was only used in a few studies while the later has not been used in previous studies in a field of this topic. The research started with scientific theory which was followed by building indicators, evaluating and testing these indicators.

Conclusions and recommendations drawn from the research findings

- Raising local community awareness about the role of tourism via a means of education, propaganda suitable with the locality’s  characteristics (such as introducing tourism programs through radio broadcast at communes).

- Improving participation experiences in tourism business through creating many business opportunities for local community to participate in  a variety of tourism activities and  improving benefits from such activities. Firstly, developing a wide range of services such as customer break service (lunch/ overnight), valet parking. Secondly, villages/ communes developing tourism should research and apply the model to provide food, agricultural products locally. Such a viable solution is to balance a local economic structure, promote the strengths of local agricultural development, and deal with the seasonality characteristic of tourism.

- Support from tour operators as well as authorities should be provided in researching and classifying products and services; supplying, distributing, and consuming tourism products, services to tourists effectively.

- Introducing policies that help increase benefits to local community and distribute benefits fairly among stakeholders: local communityv - tour operators - the government. /.