Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Thảo bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/03/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Phương Thảo, chuyên ngành Kế toán, kiểm toán và phân tích, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam - Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiểu vùng Tây Bắc"
Thứ ba, ngày 19/02/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam - Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiểu vùng Tây Bắc
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích   
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Thảo         
Người hướng dẫn: TS. Phạm Thành Long PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Liên

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Đề tài góp phần bổ sung vào lý luận khoa học kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNV) tại Việt Nam. Cụ thể là:

(1) Điều chỉnh bổ sung thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam tại DNNV.

(2) Nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố tác động đến áp dụng CMKT ở DNNV Tây Bắc. Tác động tích cực gồm: Tính bắt buộc tuân thủ của hệ thống CMKT, Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kế toán. Tác động tiêu cực gồm: Sự am hiểu và quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp tới công tác kế toán, Đặc điểm của hệ thống CMKT, Kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất là: Sự am hiểu và quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp tới công tác kế toán.

(3) Nghiên cứu cũng chỉ rõ đối tượng sử dụng thông tin kế toán của DNNV Tây Bắc nhiều nhất và thường xuyên nhất cho việc ra quyết định là Nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời khám phá những đặc thù trong áp dụng CMKT ở DNNV Tiểu vùng Tây Bắc làm cơ sở đề xuất khuyến nghị nhằm tăng cường áp dụng CMKT Việt Nam ở khối doanh nghiệp này.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Nhằm tăng cường áp dụng CMKT tại DNNV Tiểu vùng Tây Bắc, một số giải pháp  được đề xuất. Đó là:

(1) Về phía DNNV: cần nâng cao sự am hiểu của nhà quản lý về kế toán tài chính, quan tâm hơn đến công tác kế toán ở chính doanh nghiệp của mình để tăng cường sự giám sát đối với công tác kế toán. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng kế toán là cần thiết. Bên cạnh đó, DNNV cần nâng cao kết quả hoạt động (thể hiện qua tỷ lệ Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận/Tài sản, Nợ phải trả/Tài sản).  Người làm kế toán phải lưu ý tới đặc điểm và nhu cầu thông tin của Nhà quản lý doanh nghiệp bởi đây là đối tượng sử dụng thông tin nhiều nhất và thường xuyên nhất của DNNV. 

(2) Về phía các bên liên quan: Bộ Tài Chính cần đảm bảo tính nhất quán của hệ thống văn bản pháp lý chi phối công tác kế toán, tăng cường tính bắt buộc tuân thủ của những văn bản này, tăng cường giám sát chặt chẽ và các chế tài xử phạt. Hiệp hội kế toán kiểm toán Việt Nam cần phát triển hệ thống trên cả nước, hoạt động tích cực và hiệu quả hơn ở cả những địa phương xa xôi, còn nhiều khó khăn về kinh tế văn hóa xã hội như Tiểu vùng Tây Bắc, hướng tới nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm về kế toán tài chính không chỉ cho người làm kế toán mà còn cho cả những nhà quản lý ở DNNV. Để phù hợp với mô hình thuê người làm kế toán ở DNNV hiện đang khá phổ biến, các trường đào tạo chuyên nghiệp cần quan tâm hơn tới kiến thức và kỹ năng cần thiết để một kế toán có thể làm việc độc lập, đưa vào chương trình đào tạo Chế độ kế toán dành cho DNNV chứ không chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu như hiện nay. Đổi mới chính sách hỗ trợ tín dụng DNNV để dễ dàng hơn trong tiếp cận với những nguồn tín dụng chính thức, tạo điều kiện DNNV tăng cường áp dụng CMKT.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------



NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: Factors affecting the adoption of Vietnam Accounting System: The case of Small and Medium Enterprises in North West sub-region
Major:         Accounting, Auditing and Analysis       
PhD Candidate: Nguyen Thi Phuong Thao           
Supervisor:    1. PhD. Pham Thanh Long        2. Associate Prof. Nguyen Thi Thu Lien
Institution:     National Economics University

Thesis contribution to the current state of knowledge

From theoretical perspective: The thesis contributes to the science of accounting in small and medium enterprises (SMEs) in Vietnam by:

(1) Adjusting and adding measures for the factors affecting the adoption of Vietnam Accounting Standards (VAS) in SMEs;

(2) Found five factors affecting the adoption of VAS in SMEs in the North West. The positive factors include the mandatory compliance of the VAS and the accounting infrastructure. The negative factors are the managers’ understanding and attention to accounting,the characteristics of VAS and Performance of the enterprise. The most influencing factor is the managers’ understanding and attention to accounting.

(3) Identifying the most frequent users of accounting information, who are business managers and the characteristics of adoption of VAS in SMEs in North West sub-region, based on which the recommendations for enhancing the adoption of VAS in SMEs are proposed.

Recommendations from the thesis

Based on the findings, recommendations for enhancing the adoption of VAS in SMEs in North West sub-region are proposed as follows:

(1)    SMEs should enhance the managers’ knowledge of accounting and paying more attention to accounting within the enterprises for better supervision on accounting. It is necessary to invest in accounting infrastructure. Besides, SMEs should improve the business performance (expressed in ratios of Profit/Equity, Profit/Assets and Liabilities/Assets). Accountants should understand the characteristics and accounting information needs of managers since they are the most frequent users of accounting information in SMEs.

(2)    The Ministry of Finance should ensure the consistency in legal document system on accounting, enhance the mandatory compliance of them, and strengthen the monitoring and sanctions. The Accounting and Auditing Association should expand across the country, operate more actively and effectively in remote and difficult areas like North West sub-region, and enhance the knowledge and experiences on accounting for not only accountants but also the managers in SMEs. To help the SMEs with outsourced accountants, the colleges and vocational schools should pay more attention to train accountants with necessary knowledge and skills so that they can work independently. VAS should be integrated in the syllabus rather than being introduced. Supporting policies should be developed for SMEs to access to official financial channel and to adopt VAS appropriately